Chúng
em là sinh viên mới kết hôn. Vừa đi học, vừa làm thêm, dạy kèm. Sau mỗi
lần vợ chồng “sinh hoạt”, em lại thấy buồn và chán nản. Cảm giác trống
rỗng, nhạt nhẽo và vô nghĩa làm em… bỗng dưng muốn khóc. Chồng em thì
vẫn vô tư. Liệu em có “bệnh” gì không?
Rơi vào trạng thái buồn chán sau mỗi lần giao hợp có phải là “bệnh” hay không?
(Một bạn đọc)
Hoạt động tình dục trước
hết là nhu cầu bản năng của con người, cao hơn đó là một hành vi văn
hóa. Trong hạnh phúc lứa đôi, quan hệ chăn gối không chỉ được tạo nên từ
kiến thức, kỹ năng mà phần quan trọng nhất để đạt sự hoàn mỹ, là cảm
xúc thăng hoa, yêu thương, tin tưởng, tận hiến của đôi bạn tình. Thiếu
nguồn cảm xúc này, có thể nói việc "gần nhau" chỉ còn là bản năng sinh
vật.
Khi hòa hợp thân xác với
nhau, người ta như sống trong cõi mộng. Tình yêu và cực khoái đánh thức
những cảm xúc. Những tình cảm sâu kín đã ngủ yên nay lại trỗi dậy. Khi
cuộc yêu kết thúc, người ta trở về thực tế và lại đối mặt với nhiều suy
nghĩ tiêu cực hoặc gay gắt tùy theo hoàn cảnh sống của mỗi người. Cảm
giác của bạn khi lần đầu làm “chuyện ấy” có thể ảnh hưởng tới sự thỏa
mãn trong cuộc sống tình dục suốt đời.
Nghiên cứu của Matthew
Shaffer, Trường ĐH Tennessee, Mỹ (Journal of Sex and Marital Therapy) đã
cho thấy, trải nghiệm trong lần chăn gối đầu tiên có thể định hình cuộc
sống tình dục của một người về sau, tác động tới sự phát triển cảm xúc
và thể lực. Các chuyên gia đã hỏi 331 nam giới và phụ nữ trẻ rằng họ đã
làm “chuyện ấy” lần đầu như thế nào.
Những người tham gia phân
loại trải nghiệm theo cảm xúc: 1/ Lo lắng, 2/ Mãn nguyện, 3/ Hối tiếc,
và trả lời những câu hỏi về đời sống tình dục dựa trên thang điểm đánh
giá cảm giác tự chủ, hài lòng và thoải mái. Kết quả phân tích cho thấy,
những người hài lòng nhiều nhất về cảm xúc và cơ thể trong lần đầu tiên
thì cuộc sống tình dục cũng viên mãn nhất.
Đặc biệt, những người
cảm nhận được tình yêu và sự tôn trọng từ phía đối tác sẽ đạt được sự
thỏa mãn về cảm xúc nhiều hơn trong những lần sau. Còn những người lo
lắng và có thái độ tiêu cực nhiều hơn trong lần đầu cũng bị giảm sút về
chức năng tình dục nói chung.
Vợ chồng bạn đang học đại học, chưa
tạo được cuộc sống ổn định, độc lập mà đã vội bước vào đời sống hôn
nhân. Điều kiện sinh hoạt thiếu thốn cùng với áp lực học hành thi cử, sự
vô tư ăn chưa no, lo chưa tới của “người - chồng - trẻ - con”, chồng
không chia sẻ việc nhà, chưa tâm lý trong việc chiều vợ, gánh nặng cơm
áo gạo tiền trút lên vai “người - vợ - sinh - viên” có thể đã làm bạn
căng thẳng, lo âu, đôi lúc bất mãn, “mất lửa” trong đời sống gối chăn…
Từ đó xuất hiện cảm xúc trống rỗng và vô nghĩa sau mỗi lần ân ái.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.