Sau khi biết 11 tác dụng của rau răm đảm bảo bà nội trợ nào cũng muốn trồng ngay loại rau này

Dược sĩ Đặng Đình Quyết Thứ ba, ngày 21/09/2021 15:07 PM (GMT+7)
Rau răm à một loại rau gia vị thường được ăn kèm với những món ăn khác như một số loại hải sản, cá kèo, trứng vịt lộn,... Nhưng cũng vì thế mà rất ít người biến đề nó còn là vị thuốc dân gian chữa được rất nhiều bệnh.
Bình luận 0
Sau khi biết 11 tác dụng của rau răm đảm bảo bà nội trợ nào cũng muốn trồng ngay loại rau này - Ảnh 1.

Rau răm còn có tên gọi khác là thủy liễu, tên khoa học là Polygomum odoratum Lour.

Rau răm là loại cây thảo mộc lâu năm, thân mọc bò ở gốc và rễ mọc ra từ các đốt, có phần thân mọc đứng lên cao chừng 35-40cm. Toàn thân cây, rễ và lá đều có mùi thơm đặc biệt dễ chịu. Lá răm mọc so le, có hình trứng mác, nhọn ở chóp lá, cuống lá ngắn. Bẹ chìa ngắn ôm lấy thân, trên bề mặt có nhiều gân chạy song song, dài khỏi bẹ chìa thành những sợi dài.

Hoa rau răm mọc thành bông dài, hẹp và mảnh, đơn dộc hoặc xếp thành đôi hoặc thành chùm có ít nhánh. Quả nhỏ, 2 đầu nhọn, 3 cạnh, nhẵn và bóng.

Rau răm được trồng phổ biến ở khắp cả nước ta và chủ yếu được để dùng làm rau gia vị, thường được hái tươi khi dùng.

Lá răm có tinh dầu vàng nhạt, mùi thơm mát dễ chịu.

Theo Đông y, rau răm có vị cay nồng, tính ấm, mùi thơm hắc, có tác dụng kích thích tiêu hóa, tiêu thực và sát trùng.

Rau răm ngoài dùng để ăn còn được dùng để chữa bệnh. Người ta thường dùng loại rau răm thân hơi đỏ ngả tím để làm thuốc. Trong Đông y, rau răm có vị cay nồng, mùi thơm và tính ấm nên được dùng để làm ấm bụng. Nếu bạn ăn thường xuyên còn có tác dụng sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt.

Rau răm có tác dụng chữa đau bụng, đầy hơi, lạnh bụng, nôn mửa, say nắng, khát nước. Nướp ép rau răm tươi có khả năng giải độc nọc rắn. Nếu bạn bị hắc lào, ghẻ lở, sâu quảng và tê bại cũng có thể dùng rau răm đề điều trị.

Nhờ có vị cay, tính ấm, tiêu thực, kích thích tiêu hóa mà rau răm thường được dùng để ăn cùng với trứng vịt lộn, thịt bò, thịt gà, cháo trai, hến để giúp ngon miệng, làm ấm tì vị.

Sau khi biết 11 tác dụng của rau răm đảm bảo bà nội trợ nào cũng muốn trồng ngay loại rau này - Ảnh 2.

Dưới đây là một số bài thuốc về rau răm:

1. Chữa rắn cắn

Lấy rau răm rửa sạch, giã nát vắt lấy nước uống, bã đắp vào vết rắn cắn. Trước khi áp dụng nên cố định phần trên vết cắn và làm càng sớm càng tốt thì mới có kết quả.

2. Chữa cảm cúm, sổ mũi

Lấy 1 nắm rau răm, rửa sạch giã cùng 3 lát gừng tươi, thêm nước, lọc lấy nước uống. Hoặc dùng 20g rau răm, 20g kinh giới, 20g tía tô, 16g xương bồ, 10g kiện, 10g xung khuyên, 10g bạch chỉ, cho tất cả sắc lấy nước uống 2 lần trong ngày.

3. Chữa đầy bụng, trướng bụng

Dùng 1 nắm rau răm rửa sạch, giã nát vắt lấy nước uống, còn dùng bã xoa vào quanh vùng rốn.

4. Chữa đau bụng tiêu chảy do nhiễm lạnh

Lấy 16 rau răm khô, 16g kinh giới, 12hg bạch truật, 12g lương khương, 10g quế, 4g gừng nướng. Tất cả cho đun cùng 2 bát nước cho đến khi còn 1 bát, uống 2 lần trong ngày.

5. Trị nước ăn chân

Rau răm rửa sạch, giã nát lấy bã đắp vào chỗ bị đau hoặc giã vắ lấy nước cốt chấm vào, ngày làm 2 lần, hạn chế vết thương tiếp xúc với nước.

6. Chữa hắc lào, ghẻ lở

Lấy toàn cây rau răm ngâm với rượu trắng. Lấy rượu đó bôi hoặc giã nát đã đắp vào rồi băng lại.

7. Chữa vết thương bị bầm tím sưng đau

Lấy 1 nắm rau răm rửa sạch, giã nát trộn cùng long não hoặc đầu long não, xoa vào vết thương rồi băng cố định.

8. Trị mụn nhọn giai đoạn sưng nóng

Lấy 1 nắm rau răm rửa sạch giã nát cùng một chút muối rồi đắp bã vào nhọt, dùng băng cố định, ngày thay 1 lần, có tác dụng chống viêm, tiêu độc.

9. Hiện tượng bỗng dưng đau tim không chịu nổi

Lất 50g rễ cây rau răm sắc lấy nước rồi thêm 1 chén rượu vào uống cùng, mỗi lần 1 chén.

10. Bị say nắng trong tình trạng nửa tỉnh nửa mê

Lấy 30g rau răm, 20g sâm bố chính tẩm nước gừng, 16g rễ đinh lăng, 10g mạch môn. Tất cả đem sao vàn, cho vào sắc cùng 600ml cho đến khi còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.

11. Se khít lỗ chân lông

Lấy 1 nắm rau răm giã nhuyễn hoặc xay nhuyễn cùng một chút muối, lọc lấy nước cốt. Mặt sau khi rửa sạch với nước ấm, dùng tay thoa đều nước lên trên mặt và để tự khô. Sau 2 tiếng, rửa sạch mặt với nước lạnh.

Sau khi biết 11 tác dụng của rau răm đảm bảo bà nội trợ nào cũng muốn trồng ngay loại rau này - Ảnh 3.

Những lưu ý khi dùng răn răm:

Rau răm không đọc nhưng nếu ăn quá nhiều và thường xuyên cũng sẽ có những tác hại đối với sức khỏe:

- Làm giảm tinh khế, gây tổn thương đến tùy, giảm chứng năng sinh lý, nam giới kém cường dương, giảm ham muốn, phụ nữ dễ bị mất chu kỳ kinh nguyệt.

- Đối với những ngày đèn đỏ, phụ nữ nên hạn chế rau răm vì có thể bị bong huyết

- Rau răm có khả năng gây sảy thai, nên phụ nữ đang mang thai không nên ăn rau răm.

- Vì có tính nóng nên những người máu nóng, gầy ốm cũng nên hạn chế ăn rau này.

Bài thuốc này chỉ mang tính tham khảo, người bệnh nên hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem