Đồng bào Chăm ở xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành (An Giang) do sống xen kẽ nên chưa được thụ hưởng chính sách thuộc vùng DTTS. Ảnh: TRỌNG BÌNH
Tại hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận các tiêu chí được cho là quan trọng và sát hợp để phân vùng DTTS đối với khu vực ĐBSCL. Ông Hồ Việt Hiệp- Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang bày tỏ quan điểm: “Việc phân vùng DTTS nên dựa vào thực tế số người DTTS mà không dựa trên địa giới hành chính”.
Đồng quan điểm này, ông Trần Quốc Thanh - Trưởng ban Dân tộc tỉnh An Giang cho rằng: “Như lâu nay, đồng bào DTTS ở một số huyện như Phú Tân (có người Chăm); Thoại Sơn (có người Khmer); Châu Thành (có người Chăm) nhưng họ chưa được hưởng các chính sách vùng DTTS vì sống xen kẽ, rải rác”.
Ông Trần Quốc Thanh nêu ý kiến: “Riêng các xã có biên giới, tôn giáo, miền núi thì phân thêm vùng DTTS đặc thù theo từng tính chất riêng chứ không “cào bằng” như hiện nay”.
Phát biểu tại hội nghị, ông Thạch Mu Ni - Phó Vụ trưởng Vụ Dân tộc Tôn giáo nhấn mạnh: “Với đặc thù của khu vực ĐBSCL, đặc biệt là tỉnh An Giang, việc đề ra tiêu chí phân vùng DTTS nhất thiết không phân theo địa giới hành chính; đảm bảo nơi nào có đồng bào DTTS thì nơi đó phải có chính sách cho đồng bào thụ hưởng sát hợp với đặc thù riêng”.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.