Sinh mổ gây ra nguy cơ béo phì ở trẻ em ?

Chủ nhật, ngày 02/03/2014 08:25 AM (GMT+7)
Một phân tích khoa học quy mô lớn trên 38.000 ca sinh nở đã chỉ ra rằng: “Những đứa trẻ được sinh ra bằng phương pháp sinh mổ có nguy cơ bị béo phì khi chúng lớn lên cao hơn những đứa trẻ được sinh ra bằng phương pháp sinh nở tự nhiên tới 22%”.
Bình luận 0
Theo chuyên gia về khoa sản ở Mỹ, phụ nữ cần được biết đến hậu quả lâu dài của phương pháp sinh mổ, dù rằng những nhà khoa học này vẫn chưa thể biết rõ được thực sự điều gì sẽ xảy ra đối với đứa trẻ được sinh ra bằng phương pháp này.

Nghiên cứu cho rằng trong 100 ca sinh tự nhiên sẽ có 60 trẻ sơ sinh người bị thừa cân, béo phì khi bước vào tuổi trưởng thành, nhưng đối với sinh mổ thì con số đó là 65. Cụ thể là, trung bình những trẻ được sinh mổ sẽ có số khối cơ thể (BMI) cao hơn 0.5 so với những trẻ được sinh thường. Đây thực sự là vấn đề đáng quan tâm. Dẫu rằng con số tăng lên chỉ là 0.5 , tuy nhiên xét trên toàn bộ dân số, không khó để nhận ra sự tăng đáng kể về cân nặng và các hậu quả đi kèm. Các nghiên cứu trước đó cũng đã chỉ ra rằng việc sinh mổ còn dẫn đến nguy cơ cao mắc các bệnh khác, trong đó có bệnh hen suyễn.

img

Câu hỏi đặt ra là: Tại sao lại có sự khác biệt lớn như vậy giữa một người được sinh mổ và một người được sinh thường?. Có 2 lí thuyết giải thích tại sao việc sinh nở tự nhiên lại giúp con người giảm được nguy cơ thừa cân béo phì:

- Thứ nhất là do sự căng thẳng và khốc liệt của việc sinh thường sẽ dẫn đến thay đổi hoạt động của gen trong cơ thể đứa trẻ.

- Thứ hai là việc sinh nở tự nhiên khiến cho đứa trẻ sớm tiếp xúc với loại vi khuẩn xâm nhập đường tiêu hóa, chính sự khác biệt trong hệ tiêu hóa đã gây ảnh hưởng đến cân nặng của đứa trẻ khi lớn lên.

Tuy nhiên nghiên cứu vẫn chưa thể chứng minh việc sinh mổ thực sự tác động đến tình trạng béo phì ở người theo cách tương tự như các nhân tố trực tiếp gây béo phì cho nhân viên ở nơi công sở. Có thể lời giải thích chính xác nhất là do những đứa trẻ có mẹ bị thừa cân sẽ có nguy cơ bị béo phì cao hơn những đứa trẻ khác trong giai đoạn mang thai, dẫn đến việc người mẹ phải sinh mổ, thay vì ngược lại là việc sinh mổ dẫn đến bệnh béo phì ở đứa trẻ đó. Dù với lí giải nào đi chăng nữa, vẫn có nhiều lí do để chúng ta buộc phải chấp nhận rằng trong nhiều trường hợp sinh mổ là sự lựa chọn tốt nhât và an toàn nhất cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên chúng ta cũng cần phải biết về những hậu quả lâu dài của việc sinh mổ để từ đó đưa ra lời khuyên hợp lí nhất cho những phụ nữ đang cân nhắc về phương pháp sinh nở.

Nói về nghiên cứu này, Patrick O’Brien, một nhà tư vấn sản khoa đồng thời là người phát ngôn của trường đại học Hoàng gia về sức khỏe sinh sản và phụ khoa, phát biểu trên BBC rằng: ”Thật là thú vị nếu vấn đề này được quan tâm. Nhưng điều quan trọng là chúng ta cần nhận ra rằng thật khó khăn để biết chắc chắn được là liệu là sinh mổ hay yếu tố nào khác mới thực sự là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề sức khỏe của trẻ sau này”

Ông cho rằng chúng ta cần khách quan khi khuyên phụ nữ cân nhắc cái được và cái mất của các phương pháp sinh nở, bên cạnh đó các vấn đề lâu dài đối với mỗi phương pháp sinh nở cần được thảo luận một cách khách quan và công bằng.

Ngô Hiền (Ngô Hiền)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem