Bộ cấp phép, Sở lại thu hồi!Ngày 23.5.2014, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) TP Hồ Chí Minh có công văn số 2647/SVHTTDL-VP, do ông Võ Trọng Nam - Phó Giám đốc Sở - ký, gửi Công ty Cổ phần Quảng cáo và Hội chợ Thương mại Quốc tế (CIAT) về việc thu hồi danh hiệu Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam lần thứ 2-2011.
Theo đó, ngày 14.4.2014, Sở này nhận được Văn bản số 30/CV-CIAT của Cty Cổ phần Quảng cáo và Hội chợ Thương mại Quốc tế (CIAT) về việc cho phép Cty CIAT được thu hồi lại danh hiệu Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam 2011 của cô
Triệu Thị Hà.
Qua kiểm tra và xem xét hồ sơ xin phép đề xuất hướng xử lý trường hợp cô Triệu Thị Hà của Công ty, lãnh đạo Sở VH,TT&DL TPHCM đồng ý cho Công ty CIAT được thu hồi danh hiệu Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam lần thứ 2 năm 2011 của Triệu Thị Hà.
TPHCM là đơn vị đăng cai tổ chức cuộc thi Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam lần thứ 2 năm 2011. Sở VH, TT&DL TPHCM cũng là một thành viên Ban tổ chức của cuộc thi. Thế nhưng, điều đáng nói là, cuộc thi này do Bộ VH,TT&DL cấp phép, chứ không phải do Sở cấp phép. Do đó, việc cho phép hay không cho phép thu hồi vương miện đối với Hoa hậu Triệu Thị Hà là thuộc thẩm quyền của Bộ.
Trái luật!Về công văn Sở đồng ý cho CIAT thu hồi danh hiệu Hoa hậu các dân tộc lần 2 năm 2011 của Triệu Thị Hà, trao đổi với PV, luật sư Trương Anh Tú (Trưởng Văn phòng luật sư Trương Anh Tú, đoàn Luật sư TP Hà Nội), cho biết: “Xét thấy, mặc dù UBND TPHCM phê duyệt, TPHCM là địa phương đăng cai, nhưng Sở không có thẩm quyền trong việc thu hồi hay tước danh hiệu của hoa hậu. Việc Sở ra công văn đồng ý thu hồi danh hiệu của Triệu Thị Hà và đề nghị Công ty CIAT sớm triển khai thực hiện theo ý kiến trên là hành vi vượt quyền”.
Cũng theo luật sư Trương Anh Tú, mặt khác, về vấn đề thu hồi danh hiệu hoa hậu hay tước danh hiệu hoa hậu, pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể, vì vậy cơ chế xem xét việc thu hồi, tước danh hiệu là không có.
Hơn nữa, pháp luật hiện hành cũng không trao cho bất kỳ đơn vị nào thẩm quyền thu hồi, tước danh hiệu hoa hậu. Do đó, Sở VHTT&DL TPHCM ra văn bản đồng ý cho CIAT tước danh hiệu không có căn cứ pháp lý, không phù hợp quy định pháp luật.
“Về nguyên tắc, bất kỳ cá nhân nào khi bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp đều có quyền khởi kiện để đảm bảo quyền lợi cho mình. Trong trường hợp này, nếu xét thấy xâm phạm trực tiếp đến quyền lợi của mình, Hoa hậu Triệu Thị Hà hoàn toàn có thể khởi kiện sở VHTT&DL TPHCM”, luật sư Anh Tú nói.
Bồi thường 2 tỷ đồng?Hiện nay, vụ việc của Hoa hậu Triệu Thị Hà tràn ngập trên các trang thông tin, báo chí với nhiều phát biểu, nội dung gây nhiễu thông tin.
Về biên bản thỏa thuận giữa Triệu Thị Hà và Công ty CIAT có ràng buộc về khoản tiền
bồi thường lên tới 2 tỷ đồng, Triệu Thị Hà cho biết, mọi chuyện bây giờ cô sẽ chờ đợi việc xem xét và xử lý từ Cục Nghệ thuật Biểu diễn, cũng như Bộ VH, TT&DL.
Tuy nhiên, trao đổi với PV, luật sư Trương Anh Tú cho rằng, nội dung biên bản trên không đúng quy định của pháp luật. Vì thế, các điều khoản trong biên bản không được pháp luật bảo vệ.
Ngoài ra, trả lời câu hỏi xung quanh ý định từ bỏ danh hiệu hoa hậu cho đến thời điểm này ra sao, Triệu Thị Hà giải thích, “lúc Hà viết tờ đơn xin trả lại vương miện là thời điểm mà Hà cảm thấy bức xúc nhất và buộc phải chọn lựa một trong hai. Hơn nữa, phía Ban tổ chức cũng gây áp lực. Vì vậy, Hà chỉ còn cách viết đơn để giải thoát cho mình, chứ thật tâm không có hoa hậu nào lại muốn trả lại danh hiệu mà mình đã đạt được cả. Bây giờ, mọi chuyện đã thế này, Hà chỉ biết chờ đợi sự giải quyết từ phía cơ quan quản lý”.
Trao đổi với PV chiều 26.5, ông Võ Trọng Nam – Phó giám đốc Sở VH,
TT&DL TPHCM, người ký công văn trên, cho biết: “Nói vượt quyền thì
hơi quá. Chúng tôi nhận được đơn của Công ty CIAT đề nghị cho ý kiến về
việc thu hồi danh hiệu của Triệu Thị Hà. Công văn của Sở là để trả lời
cho đề nghị đó, nhằm giúp Công ty CIAT triển khai các bước tiếp theo để
tiến tới thu hồi danh hiệu, chứ Sở không quyết định việc thu hồi”.
Tại sao với tư cách là thành viên Ban tổ chức cuộc thi, Sở không yêu
cầu triệu hồi Công ty CIAT và các thành viên khác của ban tổ chức để
họp, thống nhất chủ trương và hành động xung quanh sự việc?
Trả
lời câu hỏi này, ông Nam nói: “Năm 2013, Công ty CIAT và một số thành
viên ban tổ chức cuộc thi có tổ chức họp lại, nhưng Sở không thể tham dự
do những nguyên nhân nhất định. Bởi vậy, bây giờ họ xin ý kiến Sở, thì
Sở trả lời như công văn trên”.
|
Vui lòng nhập nội dung bình luận.