Soi lỗi ngớ ngẩn trong loạt phim bom tấn Hollywood

Thứ hai, ngày 10/08/2015 19:00 PM (GMT+7)
Dù là những bộ phim đầu tư được tiền tỷ nhưng vẫn chứa các lỗi sơ đẳng phi lý.
Bình luận 0

Trong các bộ phim bom tấn tiền tỷ của Hollywood vẫn luôn chứa những lỗi sơ đẳng về các lĩnh vực khoa học, vật lý, công nghệ hay nhầm lẫn thời gian mà đôi khi các nhà làm phim tỏ ra "ngây thơ" tảng lờ.

Ant-Man (2015)

img

Khi Scott trở thành dạng phân tử trong bộ giáp của Người Kiến, anh phải đi qua một phân tử. Tuy nhiên, phân tử lại dựa trên mô hình đã quá lạc hậu của nhà khoa học lĩnh vực phóng xạ và cấu tạo nguyên tử người New Zealand là Ernest Rutherford. Trong khi mô hình phân tử của Bohr giờ đây mới được coi là miêu tả chính xác nhất về các phân tử.

Captain America: The Winter Soldier (2014)

img

Khi nhân vật Nick Fury (Samuel L. Jackson) bị tông xe, chiếc túi đệm hơi được xổ ra chống tổn thương cho người lái hiện rõ trên màn hình. Trong cảnh sau chiếc túi đã hoàn toàn biến mất như chưa hề có chuyện gì xảy ra.

Gravity (2014)

img

Giọt nước mắt trên phim (ảnh trên) và ngoài thực tế (ảnh dưới).

Khi nhân vật tiến sĩ Ryan Stone (Sandra Bullock) rơi nước mắt trong môi trường không trọng lực, những giọt nước mắt của cô bay lơ lửng trên màn hình trước mắt người xem. Thực tế không phải lãng mạn như vậy, bởi khi nước mắt trào ra từ khóe mắt trong môi trường không trọng lực, chúng sẽ lăn dài trên má và khóe mắt mà thôi.

Thiếu niên Ninja Rùa đột biến (2014)

img

Trong một cảnh phim hồi tưởng củanhân vật April O'Neil (Megan Fox) đột nhập vào cơ sở nghiên cứu, người xem phát hiện ra trên tay cô cầm chiếc máy ảnh có biểu tượng bluetooth. Đáng tiếc thời điểm năm 1999 chưa có chế độ bluetooth dành cho máy ảnh.

Thế giới khủng long (2015)

img

Hạt sạn to nhất của Thế giới khủng long chính là con muỗi mà tiến sĩ Hammond chiết xuất để lấy DNA loài khủng long lại là một con muỗi đực. Hiển nhiên chỉ loài muỗi cái mới trích máu của các loài khác, như vậy thật vô lý khi người ta lại đi lấy DNA loài khác chiết xuất từ máu của một con muỗi đực.

Back To The Future (1985)

img

Nhân vật Marty McFly (Michael J.Fox) có cảnh quấy đảo bữa tiệc gây quỹ cho bệnh nhân parkison với chiếc ghi-tar ES-345 đời 1959 mặc dù nhân vật trong phim đang ở thời điểm năm 1955.

Pixels (2015)

img

Ngay từ tên gọi của phim đã cho thấy có vấn đề. Pixel nghĩa là điểm ảnh 2 chiều (2D), trong khi đây lại là một bộ phim 3D. Có lẽ tên gọi Voxels (điểm ảnh 3 chiều) mới thực sự hợp với bộ phim.

X-Men: Days of Future Past (2014)

img

Khi Magneto trẻ (Michael Fassbender đo) xuất hiện trên sân vận động RFK được với quang cảnh là một sân bóng chày. Thực thế thì ở Washington thập niên những năm 70 không hề có đội bóng chày nào kể từ năm 1973, khi đó chỉ có duy nhất một đội bóng đá mới thực sự chơi ở sân vận động RFK.

The Avengers: Age of Ultron (2015)

img

Cách bố trí các huy hiệu trên trang phục của Captain America (Nick Evans) đã bị đảo lộn vị trí, thay vì huy hiệu nhảy dù (hình ngôi sao) phải nằm phía dưới dải ruy-băng đỏ/trắng và huy hiệu bộ binh phải được để ở vị trí cao nhất theo quy định của quân đội Mỹ.

Django Unchained (2012)

img

Một cảnh diễn ra tại Cleopatra Club xuất hiện bức tượng bán thân Nữ hoàng Nefertiti. Tuy nhiên bối cảnh bộ phim diễn ra vào thời điểm năm 1858 và lúc này các nhà khảo cổ vẫn chưa phát hiện ra tượng vị nữ hoàng này cho đến năm 1912.

Interstellar/Hố đen tử thần (2014)

img

Cảnh "có sạn" là khi tàu vũ trụ Endurance quay quanh trục trung tâm và Coop (Matthew McConaughey) cố gắng gắn nó với hệ thống module. Đây quả là điều không tưởng bởi một khi Endurance đã bị tàn phá thì khó lòng gắn lại với trục xoay.

Godzilla

img

Trong chi tiết Godzilla tấn công Cầu cổng vàng, đáng lẽ cây cầu phải sập ngay tức khắc sau khi cáp chính bị đứt, thế nhưng con đường trên tàu vẫn trong tình trạng hoàn toàn vững chãi.

Fury/Cuồng nộ (2014)

img

Bối cảnh trong phim được ấn tịnh là những ngày cuối cùng của Thế chiến II, năm 1945. Tuy nhiên một cảnh phim những người lính đã đề cập đến từ "Tic Tacs", một loại kẹo viên ngậm bạc hà chỉ được phát minh vào những năm 1960.

Amerucan Snipper/Lính bắn tỉa Mỹ (2014)

img

Em bé mà Chris Kyle (Bradley Cooper) bế trên tay thực ra chỉ là một búp bê. Nhiều người sẽ cho rằng bàn tay em bé cử động, nhưng nhìn kỹ sẽ thấy ngón tay cái của Cooper đã khéo léo "đẩy" tạo lực khiến bàn tay của búp bê động đậy.

Clip cho thấy rõ hơn em bé giả trên tay Bradley Cooper.

Long Hy (Tổng hợp)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem