Cứ ốm là dùng men tiêu hóa
Chị Hòa Bình (Cầu Giấy) có con trai 5 tuổi. Con chị từ nhỏ hay ốm đau, thường xuyên đi viện, dùng kháng sinh. Bình thường cháu cũng biếng ăn, đường ruột cũng bất thường, lúc đi phân lỏng, lúc lại táo bón. Tuy nhiên,chị Bình sợ dùng thuốc tiêu hóa khác sẽ bất lợi cho sức khỏe của con nên nghe ai mách về các loại men tiêu hóa, men vi sinh hay, tốt, chị đều mua về cho con dùng.
Tuy nhiên, việc tiêu hóa của con chị nhiều năm nay cũng không có tiến triển. Con chị vẫn hay đi ngoài, táo bón, cơ thể cũng gày gò.
Con biếng ăn, khó tiêu hóa làm đau đầu nhiều bà mẹ. Ảnh minh họa
Theo TS Nguyễn Hòa Anh – nhà phát minh bào tử lợi khuẩn – Chủ tịch tập đoàn LiveSpo Global, Giảng viên Công nghệ sinh học ĐH Hoàng gia Tohoku Nhật Bản, Nhà phát minh công nghệ Bào tử lợi khuẩn, với lối sống mất cân bằng và ăn uống không hợp lý, không đảm bảo an toàn thực phẩm như hiện nay thì các căn bệnh đường ruột sẽ ngày càng phổ biến. Việc lạm dụng thuốc kháng sinh cũng như sử dụng các thực phẩm có dư lượng chất kháng sinh làm hỏng niêm mạc đường ruột, ngăn cản sản sinh các vi khuẩn có lợi (lợi khuẩn hay còn gọi là probiotic).
Trong khi đó lợi khuẩn có vai trò ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hạy gây bệnh đường tiêu hóa, giúp việc tiêu hóa tốt hơn, giúp con người ăn uống ngon miệng hơn, hấp thụ thức ăn tốt hơn, cơ thể mới có thể cân bằng, khỏe mạnh. Nếu lợi khuẩn bị tiêu diệt sẽ dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột hây ra các triệu chứng đường tiêu hóa như đau bụng, rối loạn tiêu hóa, táo bón, tiêu chảy…
Do hiệu được tác dụng của lợi khuẩn nên nhiều người đã tìm đến các sản phẩm có men tiêu hóa, men vi sinh nhằm thúc đẩy lợi khuẩn phát triển, tiêu diệt các bệnh đường tiêu hóa một cách tự nhiên nhất.
“Tuy nhiên, hiện nay nhiều người đã không hiểu đúng về men tiêu hóa, men vi sinh” – TS Hòa Anh chia sẻ.
Dùng nhiều có hại
Theo TS Hòa Anh, men tiêu hóa mà nhiều người sử dụng hiện nay là sản phẩm chứa enzymes tiêu hóa như protease, amylase… với một liều lượng cao so với nồng độ sinh lý enzymes tiêu hóa do cơ thể tự tiết ra từ mật. Các enzymes này thúc đẩy sản sinh lợi khuẩn đường ruột, hệ tiêu hóa của cơ thể tốt hơn.
Tuy nhiên, dùng men tiêu hóa dài ngày thì lại có tác dụng ngược, khiến con lợi khuẩn đường ruột chết và mật cũng mất khả năng tự tiết ra enzyme tiêu hóa trong ruột do nồng độ enzyme trong ruột (do men tiêu hóa cung cấp) đã quá cao rồi. Cơ thể sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào men tiêu hóa, nếu không dùng là hệ tiêu hóa lại có vấn đề.
TS Nguyễn Hòa Anh
Còn men vi sinh (Probiotics) chính là lợi khuẩn có khả năng tiết ra men tiêu hóa tự nhiên. Lợi khuẩn có sẵn trong mỗi người hoặc được bổ sung từ ngoài theo đường ăn uống, không gây tác dụng phụ cho tuyến nội tiết va hệ men vi sinh sẵn có trong cơ thể.
Là một nhà nghiên cứu đã có gần 20 năm làm việc về sinh học phân tử, hóa thực phẩm, TS Hòa Anh cho biết, lợi khuẩn là vi sinh vật vô cùng “yếu ớt, khó chiều”. Chúng sản sinh rất nhanh trong môi trường lý tưởng và được “cho ăn” các chất dinh dưỡng cần. Tuy nhiên, khi tách khỏi môi trường lý tưởng, chúng cũng chết rất nhanh ở môi trường khô, nhiệt độ cao, ánh sáng nhiều. Chúng cũng hoàn toàn không chịu được môi trường acid trong dạ dày.
Vì thế phần lớn lợi khuẩn bổ sung bị chết (có thể lên tới 98%) trước khi đi tới ruột và đại tràng. Do đó, hầu hết việc bổ sung lợi khuẩn thường không đạt được hiệu quả mong muốn.
Theo TS Hòa Anh, có khoảng 100.000 tỷ vi khuẩn lưu trú trong ruột, trong đó cso 85% là lợi khuẩn và 15% vi khuẩn có hại. Khi ruột "bị bệnh" thì vi khuẩn có hại sẽ lấn át lợi khuẩn và gây ra nhiều bệnh đường tiêu hóa. Do đó, để bảo vệ hệ tiêu hóa, cụ thể là hàng chục nghìn tỷ các con lợi khuẩn thì mọi người nên ăn uống lành mạnh, khoa học, đảm bảo vệ sinh thực phẩm, không lạm dụng kháng sinh.
TS Nguyễn Hòa Anh đã có 15 năm nghiên cứu và làm việc về sinh vật phân tử tại Nhật Bản. Ông về nước vào năm 2010, làm việc tại Phòng Thí nghiệm trọng điểm Công nghệ Enzyme và Protein của trường Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội. Tại đây, TS Nguyễn Hòa Anh đã tạo ra bước đột phá to lớn khi tìm ra cách sản xuất bào tử lợi khuẩn với khối lượng lớn, ứng dụng được vào dây chuyền sản xuất công nghiệp, ứng dụng sản xuất thuốc và thực phẩm. Nghiên cứu này là một bước đột phá lớn, giải bài toàn khó về lợi khuẩn làm đau đầu các nhà khoa học nhiều năm qua.
“Bào tử lợi khuẩn là hình thức sống khác của vi khuẩn có lợi ở dạng ngủ đông trong vỏ bọc bào tử. Chúng có vỏ bền vững chống chọi được nhiệt độ tới 80 độ C, vẫn sống mà không cần dinh dưỡng, có thể bảo quản vô hạn, đặc biệt hoàn toàn “vô hại” trong môi trường acid dạ dày, không sợ kháng sinh.
Các bào tử này khi đi vào tận đường ruột mới “nở” thành lợi khuẩn, phát triển, tăng sinh rất nhanh, lấn át các vi khuẩn có hại, tiết enzyme tự nhiên để tiêu hóa thức ăn, tăng cường hấp thu dinh dưỡng, tiết lớp màng sinh học để bảo vệ và phục hồi niêm mạc đường ruột, xử lý nhanh các triệu chứng bệnh tiêu chảy, táo bón, rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng, viêm ruột cấp và mãn tính” – TS Hòa Anh chia sẻ.
|
Vui lòng nhập nội dung bình luận.