Những đồ gia bảo qua nhiều đời, được cụ Kinh lưu giữ vẫn vẹn nguyên cho đến ngày nay. Trong đó có những cổ vật quý hiếm mà cụ Kinh cho rằng đến nay vẫn chưa có sự lí giải khoa học, thỏa đáng về cách gắn 2 chất liệu để thuyết phục người nghe.
Như chiếc ấm ấm trà có quai bằng đồng được gắn vào thân bằng gốm. Bởi thực tế cho thấy, độ nung của gốm và độ nóng chảy của đồng cách nhau cả ngàn độ. Điều này đã thực sự gây hấp dẫn, thu hút sự chú ý của không ít du khách gần xa khi đến nhà cụ để chiêm ngưỡng cái cổ vật quý hiếm này.
Càng tò mò càng muốn khám phá nhiều hơn. Sau nhiều lần thuyết phục và kiên trì “nịnh”, cụ Kinh mới chịu mở tủ cho chúng tôi ngắm nghía, chụp ảnh những cổ vật quý hiếm vốn được cụ nâng niu, gìn giữ.
Chẳng hạn, hai bình rượu nhỏ dưới thời vua Thiệu Trị, chiếc nghiên mực “Lưỡng long tranh châu” có niên đại hơn 150 năm bằng đá đen cùng một thỏi mực tàu cổ đựng trong khay gỗ mun. Rồi cọc đèn dầu phụng, hũ đựng trà, ống nhổ đồ sứ mỏng tang, mang hình rồng 4, 5 móng và chim phượng hoàng bay lượn…
Cụ Kinh giới thiệu chiếc nghiên mực “Lưỡng long tranh châu” bằng đá đen đựng trong khay gỗ mun.
Bộ ấm chén đất nung “Mạnh Thần” mà theo cụ là có niên đại 500 năm
Chiếc khay bằng ngà voi đựng độc lư “con” xông trầm trước khi uống trà, có niên đại trên 200 năm.
Hai bình rượu nhỏ dưới thời Vua Thiệu Trị, ngày xưa vua quan dùng để uống rượu vào mùa lạnh.
Chiếc độc lư tam khí.
Chiếc ấm trà “Mạnh Thần”, nếu để úp thì miệng, quai, vòi ấm cùng nằm trên một mặt phẳng.
Cành vàng lá ngọc, một trong 3 cây hiện có ở Thừa Thiên Huế.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.