Thanh Xuân nâng cao vai trò giám sát, phản biện đối với cải cách thủ tục hành chính
Thanh Xuân nâng cao vai trò giám sát, phản biện đối với cải cách thủ tục hành chính
Phi Long
Thứ bảy, ngày 23/04/2022 19:18 PM (GMT+7)
Mục tiêu của kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) là nâng cao vai trò giám sát, phản biện, góp ý của các cá nhân, tổ chức đối với công tác cải cách TTHC của cơ quan nhà nước và hoạt động của Bộ phận Một cửa các cơ quan trên địa bàn.
UBND quận Thanh Xuân vừa ban hành Kế hoạch số 142/KH-UBND về thông tin, tuyên truyền về công tác kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) năm 2022 trên địa bàn quận.
Theo đó, mục đích của Kế hoạch nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân trên địa bàn về tầm quan trọng của công tác kiểm soát TTHC và cải cách thủ tục hành chính trong tổng thể cải cách hành chính (CCHC).
Góp phần nâng cao vai trò, trách nhiệm, ý thức phục vụ người dân, tổ chức, doanh nghiệp của cơ quan nhà nước; vai trò giám sát, phản biện, góp ý của các cá nhân, tổ chức đối với bộ TTHC, công tác cải cách TTHC của cơ quan nhà nước và hoạt động của Bộ phận Một cửa các cơ quan trên địa bàn.
Góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, duy trì và nâng cao thứ hạng Chỉ số Cải cách hành chính (PAR Index) của quận và Thành phố. Đồng thời, chung tay thực hiện và xây dựng hình ảnh nền hành chính Thủ đô hiện đại, chuyên nghiệp, đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp vượt qua dịch COVID-19, phát triển kinh tế - xã hội.
Cụ thể, UBND quận giao các đơn vị thông tin, tuyên truyền về vai trò, tầm quan trọng của công tác kiểm soát TTHC, việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông và ý nghĩa đối với sự phát triển của Thủ đô và quận.
Các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Thành phố và quận về công tác kiểm soát TTHC và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, kết quả triển khai nhiệm vụ công tác của quận trong năm 2022, tác động tích cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội.
Sáng kiến, mô hình trong thực hiện kiểm soát TTHC ở các đơn vị trên địa bàn; ghi nhận ý kiến của cá nhân, tổ chức và cộng đồng doanh nghiệp về các cơ quan, đơn vị làm tốt hoặc chưa tốt, những điểm cần hoàn thiện; nội dung cá nhân, tổ chức cần biết khi thực hiện TTHC, tập trung vào một số lĩnh vực chủ yếu (đất đai, đăng ký kinh doanh, xây dựng, tư pháp, an sinh xã hội,...).
Vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp của quận đối với việc triển khai nhiệm vụ kiểm soát TTHC, cơ chế một cửa, một cửa liên thông ở từng cơ quan, đơn vị đến từng cán bộ, công chức, viên chức.
Tuyên truyền kết quả thực hiện kiểm soát TTHC, cải cách TTHC, hoạt động kiểm tra việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC trên địa bàn quận.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), các mô hình trong việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các đơn vị trên địa bàn.
Kết quả ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và xã hội thời gian qua; nâng cao nhận thức về vai trò và lợi ích của ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, cũng như trong đời sống xã hội;
Việc thực hiện dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4 gắn với thực hiện chính quyền số; các đề án, dự án liên thông nhằm giảm bớt thời gian, công sức, gánh nặng TTHC cho tổ chức, cá nhân.
Các hoạt động thông tin, tuyên truyền sẽ được triển khai bằng nhiều hình thức thiết thực, phong phú như: Tăng cường tin, bài thông tin tuyên truyền trên cổng/trang thông tin điện tử quận/phường, trên hệ thống truyền thanh cơ sở, trên mạng xã hội chính thức của các cơ quan, đơn vị thuộc quận để cùng lan tỏa, chia sẻ rộng rãi thông tin tích cực, cập nhật kịp thời những quy định mới liên quan đến TTHC cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khi đến giao dịch với cơ quan thuộc quận. Biên soạn, phát hành tài liệu (tờ rơi, tờ gấp, áp phích,...); tuyên truyền cổ động trực quan qua pano, khẩu hiệu, bảng điện tử,...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.