Thấy gì trong "thông điệp" của Chủ tịch Hà Nội về quy định mới trong phòng chống dịch Covid-19?

Bảo Linh Thứ hai, ngày 19/07/2021 10:41 AM (GMT+7)
Trong công điện mới nhất của Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Chu Ngọc Anh để tăng cường các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, các giải pháp mạnh mẽ được đưa ra cao hơn mức Chỉ thị 15 nhưng không phải giãn cách xã hội như Chỉ thị 16 của Chính phủ.
Bình luận 0

Trong đó, cụm từ "nhân dân" được nhắc lại 16 lần và đều gắn với yêu cầu "đảm bảo hàng hóa thiết yếu", "nhu cầu tiêu dùng", "phục vụ", "không ngăn sông cấm chợ"…

Tối muộn ngày 18/7, sau khi Công điện 15 của Chủ tịch TP.Hà Nội Chu Ngọc Anh được ban hành, đã có tình trạng cục bộ ở một số siêu thị lớn, người dân tập trung mua sắm rất đông.

Một số thực phẩm như thịt, cá…hết rất nhanh. Ngay sau đó các siêu thị đã bổ sung ngay thực phẩm thiết yếu phục vụ nhân dân đúng như cam kết của Sở Công Thương Hà Nội: "Hàng hóa thiết yếu đã được dự trữ từ trước, đủ để sử dụng trong 3 tháng…". Không thể phủ nhận, có một bộ phận nhỏ người dân đã chạy theo tâm lý số đông và có nhận thức chưa đúng về chỉ đạo của TP.Hà Nội.

Thấy gì trong "thông điệp" của Chủ tịch Hà Nội về quy định mới trong phòng chống dịch Covid-19? - Ảnh 1.

Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Chu Ngọc Anh - Trưởng Ban Chỉ đạo công tác phòng chống dịch Covid-19 TP.Hà Nội. (Ảnh: Thành An).

Thứ nhất phải khẳng định, Công điện mới của Chủ tịch Hà Nội không phải là chỉ đạo thực hiện giãn cách như Chỉ thị 16 ở TP.HCM và nhiều tỉnh thành phía Nam (phong tỏa cả tỉnh, thành phố).

Các biện pháp phòng dịch được thực hiện cao hơn so với Chỉ thị 15 của Chính phủ, nhưng không phải thực hiện giãn cách xã hội. Tất cả các chỉ đạo mới nhất đều hướng tới mục tiêu cao nhất mà TP.Hà Nội đã đặt ra trước đây là  "đảm bảo tuyệt đối an toàn sức khỏe của người dân" và như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đây là công việc trước hết, trước tiên…

Với tình hình thực tế như Bí thư Thành ủy Hà Nội đánh giá khi trao đổi với báo chí sáng 19/7 là "tình hình dịch Covid-19 ở Hà Nội đang rất cấp thiết khi những ngày gần đây liên tiếp xuất hiện nhiều ca mắc mới trong cộng đồng, trong đó một số ca chưa xác định được nguồn lây" thì giải pháp cấp bách hiện nay là "khóa chặt" bên trong để nhanh chóng khoanh vùng dịch và biện pháp đầu tiên mà Hà Nội đặt ra như trong Công điện 15 của Chủ tịch Hà Nội là:

"Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như đi công tác công vụ, làm việc tại cơ quan, công sở, nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được phép hoạt động, mua lương thực, thực phẩm, thuốc men và các trường hợp khẩn cấp khác như cấp cứu, khám chữa bệnh, thiên tai, hỏa hoạn…" – chỉ đạo nêu rõ "yêu cầu" và giải thích cụ thể, không có chuyện phong tỏa, người dân chỉ được ở nhà, mà các hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn được duy trì, công sở, bệnh viện vẫn phục vụ người dân (ở các chỉ đạo, công điện trước đó, Hà Nội yêu cầu tuyên truyền vận động người dân chỉ ra khỏi nhà lúc cần thiết).

Thấy gì trong "thông điệp" của Chủ tịch Hà Nội về quy định mới trong phòng chống dịch Covid-19? - Ảnh 2.

Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Chu Ngọc Anh (áo trắng - giữa) kiểm tra công tác phòng chống dịch Covid-19 tại khu cách ly tập trung Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. (Ảnh: Phú Khánh).

Để bảo vệ người dân khỏi mầm bệnh, TP cũng yêu cầu "giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp; không tụ tập quá 5 người ngoài phạm vi công sở" (trước đó TP.Hà Nội yêu cầu không tụ tập quá 10 người và Chỉ thị 16 là không tụ tập quá 2 người). Kèm với đó là đóng của những cửa hàng không thiết yếu. Đây là biện pháp hợp lý khi một bộ phận người dân vẫn lơ là chủ quan, tập trung đông người nơi công cộng.

Bên cạnh đó, chỉ đạo mới của Chủ tịch Hà Nội khác với các chỉ đạo trước đây đó là: "Đối với với các cơ quan, công sở của Thành phố và Trung ương đóng trên địa bàn, các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn (bao gồm cả các công ty có vốn đầu tư nước ngoài) chủ động xây dựng phương án làm việc 50% trực tuyến, chia ca; các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố bố trí không quá 1/2 số lượng cán bộ, công chức, viên chức".

Hay một nội dung mới được đề cập là việc lãnh đạo Hà Nội yêu cầu "Tạm thời không tổ chức đám cưới; đám tang tổ chức không quá 30 người". Có người đánh giá đây là biện pháp "mạnh tay". Tuy nhiên từ bài học của các tỉnh thành khác, trong lúc có những ca bệnh không rõ nguồn lây thì đây là cách làm cần thiết để bảo vệ chính người dân...

Thấy gì trong "thông điệp" của Chủ tịch Hà Nội về quy định mới trong phòng chống dịch Covid-19? - Ảnh 3.

Việc đảm bảo hàng hóa, thực phẩm cho người dân được chính quyền Hà Nội rất quan tâm và khẳng định là đảm bảo nhu cầu của người dân. (Ảnh: Lê Nam).

Cùng với những yêu cầu trên, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Hà Nội yêu cầu một loạt các giải pháp để đảm bảo đời sống người dân. "Đảm bảo hàng hóa thiết yếu" được Chủ tịch Hà Nội giao nhiệm vụ cụ thể cho nhiều sở ngành, gắn với kiểm tra xử lý nghiêm việc tăng giá trục lợi.

Hà Nội cũng nhấn mạnh "không ngăn sông cấm chợ", hàng hóa thiết yếu được lưu thông, giao thương với các tỉnh khi đảm bảo các yêu cầu phòng dịch. Thực tế, trong chiều 18/7, Sở Công Thương đã họp khẩn với các đơn vị bán hàng, và hàng hóa cho nhân dân luôn đủ đầy, không có chuyện thiếu thốn như ở một số địa phương.

Theo các chuyên gia, với đặc trưng lây lan nhanh của chủng virus mới, đây là "thời điểm vàng" để Thủ đô nhanh chóng kiểm soát, không để dịch bệnh lây lan. Những giải pháp cần làm ngay đã được đưa ra. Mọi cách làm đều hướng đến người dân tuy nhiên nếu không có sự chung tay, ủng hộ của người dân thì rất khó để thành công.

Vì vậy, trong công điện mới nhất, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Chu Ngọc Anh nhấn mạnh: "Đề nghị Nhân dân Thủ đô tiếp tục ủng hộ các biện pháp phòng chống dịch của Thành phố; mỗi người dân hãy là một chiến sĩ phòng, chống dịch; tiếp tục chung sức, đồng lòng để tiếp tục kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh. 

Trước mắt thực hiện nghiêm các biện pháp không tụ tập đông người; chỉ ra khỏi nhà trong trường hợp thật sự cần thiết; thực hiện các biện pháp phòng dịch cho bản thân và cộng đồng khi ra ngoài. Thành phố đã chỉ đạo chuẩn bị đầy đủ lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm cần thiết trong mọi tình huống; chủ động ngay từ cơ sở và sự đồng thuận của Nhân dân quyết định thành công trong công tác phòng, chống dịch của thành phố".

Bên cạnh đó, ông Chu Ngọc Anh cũng tiếp tục nhấn mạnh và kêu gọi Nhân dân Thủ đô tiếp tục ủng hộ các biện pháp phòng chống dịch của thành phố; mỗi người dân hãy là một chiến sĩ phòng, chống dịch; tiếp tục chung sức, đồng lòng để tiếp tục kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh...

Trong bối cảnh hiện nay, khi bản đổ dịch bệnh trên cả nước đang liên tục "nhảy số", công điện với các giải pháp cụ thể để phòng chống Covid-19 của Thủ đô đang được thực hiện được đánh giá là khoa học, khả thi và được đưa ra từ những căn cứ khoa học; những mối nguy đã được xác định từ trước. Quan trọng nhất hiện nay là mỗi người dân cần thật sự xác định rõ đây là thời điểm quyết định, không thể lơ là chủ quan, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch cùng giữ vững mỗi "pháo đài" chống dịch là chính gia đình mình và cho cả cộng đồng, xã hội... Có như thế, dịch bệnh mới sớm được đẩy lùi và cuộc sống trở về trạng thái bình thường mới.

Để giúp người dân hiểu rõ điểm khác biệt giữa Công điện trên của TP.Hà Nội và Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng về các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, Báo Dân Việt xin gửi đến những điểm lưu ý thông qua bảng dưới đây:

Chỉ thị 15 của Thủ tướng

 

Ngày 27/03/2020
Chỉ thị 16 của Thủ tướng

 

Ngày 31/03/2020
Công điện số 15 của Hà Nội

 

Ngày 18/7/2021
Tập trung
đông người
- Dừng các sự kiện tập trung

 

trên 20 người 1 phòng.

 

- Không tụ tập từ 10 người trở lên

 

ngoài công sở, trường học, bệnh viện.
- Các ly toàn xã hội, mọi người dân phải ở nhà, chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết.

 

- Không tụ tập quá 2 người ngoài công sở, trường học, bệnh viện.
- Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như đi công tác công vụ, làm việc tại cơ quan, công sở, nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được phép hoạt động, mua lương thực, thực phẩm, thuốc men và các trường hợp khẩn cấp khác như cấp cứu, khám chữa bệnh, thiên tai, hỏa hoạn…
- Không tụ tập quá 5 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện.
- Tạm thời không tổ chức đám cưới; đám tang không tổ chức quá 30 người và phải được cơ quan y tế tại nơi tổ chức giám sát nghiêm ngặt.

 

Khoảng cách an toàn tối thiểu2m2m2m
Các cơ sở kinh doanh

- Tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ.

- Chỉ các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu được mở cửa.

 

- Tạm đình chỉ các cơ sở kinh doanh dịch vụ.

 

- Chỉ các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu được mở cửa
- Dừng tất cả hoạt động kinh doanh dịch vụ không thiết yếu.

 

- Các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ được hoạt động bao gồm: Nhà máy, cơ sở sản xuất; công trình giao thông, xây dựng; cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu.
Hoạt động vận tải- Hạn chế di chuyển từ vùng có dịch đến các địa phương khác. Hạn chế vận chuyển hành khách từ Hà Nội, TP.HCM đến nơi khác.- Dừng di chuyển từ vùng có dịch đến các địa phương khác. Cơ bản dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng.

- Hạn chế tối đa việc di chuyển từ Hà Nội đến các tỉnh, thành phố khác và ngược lại.

- Giảm 50% công suất hoạt động và 50% số ghế trên phương tiện vận chuyển hành khách công cộng, trừ các trường hợp vì lý do công vụ, xe đưa đón công nhân, chuyên gia, người cách ly, xe chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất, hàng hóa. 

- Hạn chế tối đa hoạt động của các phương tiện cá nhân.

- Bảo đảm vận hành thông suốt việc vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu sản xuất; không ngăn sông cấm chợ.

Cơ quan công sở

 

- Các cơ quan, đơn vị nhà nước bố trí cho cán bộ, công chức sử dụng công nghệ thông tin, máy móc để làm việc tại nhà.

 Chỉ đến cơ quan làm việc trong các trường hợp thật sự cần thiết như: Trực chiến đấu, trực cơ quan, xử lý tài liệu mật, cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu và các nhiệm vụ khác theo yêu cầu.

- Xây dựng phương án làm việc 50% trực tuyến, chia ca; 

- Các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố bố trí không quá 1/2 số lượng cán bộ, công chức, viên chức; người lao động sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà đối với các nhiệm vụ được phân công.


 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem