Thầy cô liệu còn dám rèn học sinh?
"Tôi còn nhớ, ngày xưa chúng tôi đi học được thầy cô rèn rất nghiêm, nếu như bạn viết sai, nghịch ngợm trong giờ thì có thể bị thầy cô bắt xòe bàn tay ra rồi lấy thước kẻ đánh vào. Tất nhiên, tôi không ủng hộ những hành động bạo lực nhưng tôi cũng không thể phủ nhận rằng những cái thước của cô khiến cho chúng tôi ngoan hơn, cố gắng hơn. Nếu như bây giờ cứ động chạm vào học sinh là bị phụ huynh kiện cáo, nhà trường đuổi việc thì có thầy cô nào dám rèn học sinh nữa."
(Bạn đọc Nguyễn Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội)
Cần xem xét lỗi cả thầy và trò
"Qua sự việc này, thầy giáo đã không kiềm chế được mình và không làm chủ được hành vi của bản thân nên dẫn đến việc trái đạo đức nghề nhà giáo. Hành động tát học sinh là sai nhưng chúng ta cũng cần phải xét lại nguyên nhân của sự việc là học sinh hỗn láo, vô lễ với giáo viên. Phạt thầy thì cũng phải nhìn lại trò, hành động này cũng không được bao che. Xét cho cùng, sự việc này 2 bên đều có lỗi."
(Bạn đọc Trần Thị Quỳnh Trang, Đức Thọ, Hà Tĩnh)
Ảnh minh họa.I.T
Đuổi việc thầy giáo là quá nặng!
"Theo tôi thấy sự việc thầy giáo tát học sinh ở trường THCS Khương Thượng với hình phạt dành cho thầy là buộc nghỉ việc như vậy quá nặng. Hành động của thầy giáo như vậy là sai, không chuẩn mực, nhưng thái độ và hành động của học sinh cũng không đúng. Thầy giáo đã quá nóng nảy nên mới dẫn đến hành động đáng tiếc trên, nhưng tại sao nhà trường lại không cho thầy một cơ hội để sửa sai? Theo tôi một hình phạt như kỷ luật, khiển trách trước toàn trường, giảm lương… có thể sẽ phù hợp hơn".
(Bạn đọc Nguyễn Hoa Mai, Cầu Giấy, Hà Nội)
Sẽ có nhiều cách ứng xử học sinh nghịch ngợm
"Bố tôi là giáo viên, cũng từng bị học trò có những xúc phạm, nhưng ông rất kiềm chế và lúc nào cũng xử trí theo cách chuẩn mực. Nhiều khi ông hài hước hóa những hành vi 'quấy rối" của học trò thế nên sau đó chúng lại rất yêu quý và nể phục ông. Đó chỉ là một trong những cách để người giáo viên có ứng xử với những học sinh nghịch ngợm. Còn trong trường hợp này tôi thấy kỷ luật thầy giáo là nên nhưng là hơi nặng".
(Bạn đọc Nguyễn Thị Tuyết)
Xem xét kỹ khi ra quyết định
"Tôi nghĩ sự việc xảy ra tại trường THCS Khương Thượng (Đống Đa, Hà Nội) là rất đáng buồn cho nhà trường và ngành giáo dục. Chỉ vì một sự việc rất nhỏ thôi mà nhà trường đã xử lý buộc thôi việc một thấy giáo ngày lập tức như thế là thiếu công bằng. Không phải cứ ai có hành động không đẹp với người khác là quy trách nhiệm ngay cho người đó được, mà trong trường hợp này BGH trường nên xem xét kỹ lưỡng các tình tiết trước khi đưa ra một quyết định. Cứ xử lý theo kiểu này thì còn ai dám dạy giỗ con em chúng tôi nữa".
(Bạn đọc Nguyễn Văn Sáng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.