Tham dự hội nghị lần này, Tổng thống Nga Putin sẽ phải đối mặt trực diện với giới lãnh đạo phương Tây về xung đột tại Ukraine, khi Kiev tố cáo Moscow đưa thêm quân và vũ khí hạng nặng vào vùng Đông Ukraine tăng viện cho quân ly khai địa phương, để chuẩn bị khởi động một cuộc tấn công mới tại miền Đông Ukraine - nơi cuộc xung đột kéo dài đã giết chết hơn 4.000 người.
>> Nga tung ảnh chứng minh MH17 bị chiến đấu cơ Ukraine bắn hạ
Tổ chức An ninh và Hợp tác chây Âu (OSCE) và Liên minh NATO đã xác nhận những thông tin này và Liên Hiệp Quốc đã ra cảnh báo quan ngại nổ ra "chiến tranh toàn diện" tại Ukraine.
Cuộc xung đột ở Đông Ukraine bị quan ngại sẽ trở thành cuộc chiến toàn diện.
Theo Reuters, hầu hết các vấn đề kinh tế đã được thảo luận tại hội nghị APEC 2014 ở Trung Quốc. Vấn đề ô nhiễm môi trường, gây biến đổi khí hậu cũng đã được thông qua khi hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc, hai nước có lượng khí thải lớn nhất thế giới ký được hiệp ước lịch sử về biến đổi khí hậu để cắt giảm tối đa lượng khí thải. Do vậy, vấn đề còn lại là an ninh thế giới sẽ trở thành vấn đề cót lõi tại G20 lần này.
Hơn nữa, tại diễn đàn kinh tế APEC, cuộc chiến tại Ukraine không phải là vấn đề được đưa ra thảo luận trên bàn nghị sự và trên thực tế chỉ được Tổng thống Mỹ Barack Obama đề cập ngắn ngủi với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Lần này tại G20, Ukraine sẽ là chủ đề chính trong các cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo Mỹ, Tổng thống Obama với ba nhà lãnh đạo châu Âu là Thủ tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Anh David Cameron và Tổng thống Pháp François Hollande.
>> CHẤN ĐỘNG: Kiev tuyên bố tiêu diệt một tiểu đoàn tên lửa Nga tại Donetsk
Tổng thống Mỹ Barack Obama tới Brisbane, Australia hôm nay và sẽ thảo luận về tình hình Ukraine với các đối tác quan trọng bà Angela Merkel, ông Francois Hollande và ông David Cameron.
Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ, ông Ben Rhodes khẳng định, các nhà lãnh đạo sẽ thảo luận và việc quan trọng nhất là đưa ra một thông điệp chung, gửi tới Nga và chính phủ Ukraine".
Tham dự hội nghị G20 lần này, Tổng thống Nga Putin (thứ 2 từ trái sang) sẽ phải đối mặt trực diện với giới lãnh đạo phương Tây về xung đột Ukraine. Những lãnh đạo còn lại trong ảnh (từ trái sang): Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Mỹ Obama, Thủ tướng Anh David Cameron và Tổng thống Pháp François Hollande.
Thủ tướng Anh David Cameron đã "bắn phát súng" đầu tiên khi ngày 14.11 gay gắt lên án hành động của Nga là không thể được chấp nhận được đồng thời cảnh báo rằng, Anh có thể đề xuất gói trừng phạt mạnh hơn chống lại Moscow.
"Nếu Nga biết điều, thực hiện ngay bước đi có trách nhiệm hướng đến mục tiêu mang lại hòa bình cho Ukraine, chúng tôi có thể xem xét loại bỏ các biện pháp trừng phạt. Tuy nhiên, nếu Nga tiếp tục "khuấy" tình huống trở nên tồi tệ hơn, lúc đó, chúng tôi sẽ trừng phạt mạnh tay hơn. Tất cả đơn giản là như vậy", Thủ tướng Cameron tuyên bố với các phóng viên tại Canberra ngày 14.11.
Thủ tướng Đức Angele Merkel cũng tuyên bố quan ngại sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine không được tôn trọng và thỏa thuận hòa bình Minsk ký vào tháng 9 đã hoàn toàn bị vi phạm.
Theo Reuters, không khí trước thềm thượng đỉnh G20 đã căng thẳng hơn sau khi có tin Nga huy động nhiều tàu chiến đến gần Australia, một động thái bất thường và chưa từng xảy ra trong quá khứ.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.