Ông Nguyễn Xuân Dương- Q.Cục trưởng Cục Chăn nuôi có thể trình bày khái quát nhất những điểm chính của Luật Chăn nuôi:
Đây là văn kiện lớn nhất của ngành chăn nuôi từ trước tới nay. Trước đây, chúng ta mới chỉ có Pháp lệnh Giống và vật nuôi được Quốc hội ban hành từ năm 2004. Lĩnh vực thức ăn chăn nuôi (TĂCN) hiện cũng mới chỉ quản lý ở cấp nghị định, các lĩnh vực khác như môi trường, điều kiện chăn nuôi chưa có văn bản pháp luật quản lý ngành.
Ở các nước trong khu vực và trên thế giới, các luật được ban hành riêng, ví dụ như luật thức ăn, luật giết mổ, luật giống, luật điều chỉnh kiểm soát dịch bệnh… Nước ta đi sau, nên đã nghiên cứu tích hợp toàn bộ các quy định liên quan đến chăn nuôi vào một văn bản luật, gọi là Luật Chăn nuôi. Việc quy định trong một văn bản sẽ tiện lợi trong quá trình thực thi pháp luật sau này, không sợ có quá nhiều văn bản, chồng chéo.
Sau khi được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội họp thông qua ở kỳ họp thứ 5, cấu trúc của Luật Chăn nuôi lúc đó có 8 chương 65 điều, trong đó một số quy định chưa đạt yêu cầu mong muốn. Sau khi có nhiều ý kiến tham gia, cơ quan soạn thảo là Bộ NN&PTNT, Uỷ ban Khoa học công nghệ môi trường của Quốc hội tiếp tục bổ sung, tổ chức lấy ý kiến của các ĐBQH và tổ chức các cuộc hội thảo hoàn thiện văn bản luật.
Cấu trúc của phiên bản lần thứ 6 này vẫn có 8 chương, nhưng lên tới 82 điều. Trong đó, tích hợp các quy định liên quan đến Luật Chăn nuôi thành một chuỗi khép kín, từ khâu giống, thức ăn chăn nuôi, điều kiện chăn nuôi, tổ chức chăn nuôi, xử lý chất thải chăn nuôi, giết mổ, chế biến đến kết nối thị trường... Nghĩa là xuyên suốt toàn bộ Luật này thể hiện là ngành kinh tế xã hội lớn, bao gồm các vấn đề sản xuất, kinh doanh đáp ứng các yêu cầu an ninh lương thực, thực phẩm, công ăn việc làm của đại bộ phận người nông dân, những người tham gia lĩnh vực chăn nuôi và bảo vệ môi trường.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.