Theo tờ Tầm nhìn
(Nga), sau một thời gian xem xét, Thổ Nhĩ Kỳ đã quyết định chọn tổ hợp tên lửa
phòng không HQ-9 của Trung Quốc thắng thầu trước ứng viên đến từ các công ty vũ
khí của Mỹ, Nga và châu Âu.
Tổ hợp tên lửa phòng không HQ-9
Được biết, tham dự
cuộc đấu thầu này, công ty Raytheon và Lockheed Martin của Mỹ, giới thiệu tổ
hợp phòng không Patriot. Còn công ty Rosoboronexport của Nga góp mặt với tổ hợp
tên lửa S-300VM Antey-2500. Và công ty Eurosam liên doanh Pháp-Italia,
tranh thầu bằng tổ hợp phòng không Samp-T.
Thế nhưng, cả 3 ứng
viên này đều bị HQ-9 của công ty China Precision Machinery Export-Import Corp
của Trung Quốc “đánh bại”.
Theo giới truyền thông Nga, sở dĩ quân đội Thổ Nhĩ
Kỹ chọn HQ-9 vì cho rằng tổ hợp tên lửa phòng không này đáp ứng được đầy đủ yêu
cầu kỹ thuật và có mức giá rẻ nhất so với các ứng viên khác tham dự cuộc đấu
thầu.
Tổ hợp phòng không
HQ-9 được thiết kế để tham chiến với nhiều mục tiêu như máy bay có cánh cố định,
trực thăng ở cả tầm thấp lẫn tầm cao. Hơn thế, HQ-9 có khả năng trong việc
chống lại tên lửa đạn đạo.
Hệ thống này đang phục vụ cả trong lực lượng phòng
không mặt đất cũng như trong lực lượng hải quân của quân đội Trung Quốc. Phiên
bản xuất khẩu của tổ hợp này được định danh là FD-2000.
Có một chi tiết đáng lưu ý, tờ
Tầm nhìn cho rằng HQ-9 là một phiên bản “sao chép” tổ hợp phòng không S-300
của Nga. Trong khi đó, một số chuyên gia cho rằng tổ hợp này là “đứa con lai”
Nga-Mỹ.
"Rõ ràng Trung
Quốc đang trở thành một đối thủ cạnh tranh với Nga trên thị trường vũ khí quốc
tế, bao gồm cả trong lĩnh vực công nghệ cao như các tổ hợp phòng không", -
Giám đốc Trung tâm phân tích vũ khí thương mại thế giới của Nga, ông Igor
Korotchenko bình luận.
Thổ Nhĩ Kỳ là khách hàng đầu tiên mua tổ hợp HQ-9 của Trung Quốc. Theo tờ Tầm nhìn, hợp đồng mua bán này vào khoảng 4 tỷ USD.
Hào Ca (Theo Tầm nhìn) (Hào Ca (Theo Tầm nhìn))
Vui lòng nhập nội dung bình luận.