Đó là nội dung dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thảo luận vào ngày hôm qua (6.10).
Tuy đồng tình với quan điểm này, nhưng các ý kiến của Ủy ban Thường vụ vẫn chưa thực sự thống nhất. Ủy ban Các vấn đề xã hội cho rằng cần quy định khung nghỉ từ 4-6 tháng để chính lao động nữ được lựa chọn.
Trong khi đó, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển lại cho rằng, dù điều kiện kinh tế còn khó khăn nhưng cần để cho lao động nữ được nghỉ đồng đều ở mức 6 tháng.
Về vấn đề tiền lương, nhiều ý kiến lo ngại rằng, chính việc Nhà nước quy định mức lương tối thiểu sẽ khiến các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nước ngoài lấy cớ để trả lương thấp cho công nhân.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng dẫn chứng hiện có nhiều doanh nghiệp nước ngoài trả lương công nhân thấp hơn doanh nghiệp trong nước hay doanh nghiệp nước ngoài trả lương cho lãnh đạo rất cao, nhưng lương cho công nhân quá thấp. Do đó, cần quy định chặt chẽ hơn về tiền lương tối thiểu.
Vấn đề làm thêm giờ cũng được nhiều đại biểu quan tâm. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho rằng, dự thảo cần quy định theo hướng giảm số giờ làm thêm của công nhân. Theo ông Lý, chủ lao động đến nước ngoài thường muốn công nhân làm thêm giờ, “thâm canh chứ không phải quảng canh” để tiết kiệm chi phí.
Sỹ Lực
Vui lòng nhập nội dung bình luận.