Thót tim cảnh "thợ săn" cheo leo trên vách đá dựng đứng để lấy mật của loại ong khổng lồ

Mai Phương (theo Reuters) Thứ tư, ngày 12/06/2024 09:43 AM (GMT+7)
Nghề săn mật ong truyền thống ở Nepal từng là nguồn thu nhập cho nhiều người dân ở gần dãy Himalaya, đang bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.
Bình luận 0
Thót tim cảnh "thợ săn" cheo leo trên vách đá dựng đứng để lấy mật của loại ong khổng lồ- Ảnh 1.

Anh Aita Prasad Gurung treo mình trên vách đá bằng một sợi thang bện thủ công để cắt tổ ong. Nguồn: Reuters.

Aita Prasad Gurung treo mình trên một vách đá ở Nepal, cẩn thận điều khiển một cây sào dài có lưỡi dao ở ngọn để cắt những khối tổ ong khổng lồ sau khi những con ong Himalaya chạy trốn khói được đốt bởi người thu hoạch mật ong để đuổi chúng ra khỏi tổ.

Người đàn ông 40 tuổi đội một chiếc mũ trắng với tấm lưới quấn quanh mặt để bảo vệ khỏi bị đốt khi trèo lên một cách vách núi cao chừng 50 m bằng một chiếc thang bện thủ công từ sợi tre để cắt tổ ong.

Thót tim cảnh "thợ săn" cheo leo trên vách đá dựng đứng để lấy mật của loại ong khổng lồ- Ảnh 2.

Người dân hun khói để đuổi đàn ong ra khỏi tổ. Nguồn: Reuters.

Aita, một người dân thuộc cộng đồng thu hoạch mật ong truyền thống từ các tổ ong cách mặt đất hàng trăm feet, cho biết: “Tai nạn rất dễ xảy ra, vì vậy, chúng tôi vừa khai thác mật ong, vừa phải giữ an toàn”.

Thót tim cảnh "thợ săn" cheo leo trên vách đá dựng đứng để lấy mật của loại ong khổng lồ- Ảnh 3.

Bện thang dây bằng sợi tre. Nguồn: Reuters.

Hiện nay, nghề có truyền thống lâu đời này ngày đang bị đe dọa khi một số chuyên gia cho rằng, nhiệt độ tăng do biến đổi khí hậu làm gián đoạn sự phát triển của ong, nguồn thức ăn sẵn có và thậm chí cả quá trình thụ phấn của thực vật.

Thót tim cảnh "thợ săn" cheo leo trên vách đá dựng đứng để lấy mật của loại ong khổng lồ- Ảnh 4.

Nguồn: Reuters.

Thót tim cảnh "thợ săn" cheo leo trên vách đá dựng đứng để lấy mật của loại ong khổng lồ- Ảnh 5.

Cận cảnh một chiếc tổ ong khổng lồ trên vách đá. Nguồn: Reuters.

Một thành viên khác của cộng đồng, anh Chitra Bahadur Gurung cho biết: “Năm ngoái có khoảng 35 tổ ong, nhưng hiện nay chúng tôi thấy chỉ còn 15 tổ”.

Trong nhiều thế hệ, cộng đồng Gurung ở Taap, cách thủ đô Kathmanducủa Nepal khoảng 175 km về phía tây và các ngôi làng khác ở các huyện lân cận Lamjung và Kaski, đã lùng sục những vách đá dốc đứng ở dãy Himalaya để lấy mật.

Thót tim cảnh "thợ săn" cheo leo trên vách đá dựng đứng để lấy mật của loại ong khổng lồ- Ảnh 6.

Dân làng dùng cọc tre dài để cắt tổ ong tại vách đá gần Taap, Nepal. Nguồn: Reuters.

Trước đó, dân làng đã tham gia vào nghi lễ giết một con gà trống đỏ để dâng lên thần vách đá nhằm cầu xin sự tha thứ vì đã lấy mật của loài ong khổng lồ mà các nhà khoa học gọi là Apislaboriosa.

Thót tim cảnh "thợ săn" cheo leo trên vách đá dựng đứng để lấy mật của loại ong khổng lồ- Ảnh 7.

Một thanh niên dùng lưới che mặt khi đến quan sát hoạt động săn mật ong ở vách đá gần Taap, Nepal. Nguồn: Reuters.

Chiết xuất tổ ong còn được gọi là “mật ong điên” vì chứa một số chất có thể gây ảo giác, được bán với giá 2.000 rupee Nepal (1,5 USD) một lít. Dân làng cho biết số, tiền thu được chia cho các nhóm đang thu hẹp dần khi số lượng tổ ong giảm sút, mặc dù một số người kiếm sống từ việc trồng lúa, ngô, kê và lúa mì.

Anh Hem Raj Gurung (41 tuổi) cho biết, với lượng mật ong có sẵn ít hơn mỗi năm, thu nhập từ việc thu hoạch mật ong đã giảm trong thập kỷ qua. Anh Gurung nói: “10 năm trước, chúng tôi thu hoạch khoảng 600 kg mật ong một năm, con số này giảm xuống còn khoảng 180 kg vào năm ngoái và chỉ còn khoảng 100 kg trong năm nay”.

Thót tim cảnh "thợ săn" cheo leo trên vách đá dựng đứng để lấy mật của loại ong khổng lồ- Ảnh 8.

Nguồn: Reuters.

Thót tim cảnh "thợ săn" cheo leo trên vách đá dựng đứng để lấy mật của loại ong khổng lồ- Ảnh 9.

"Mật ong điên” được bán với giá 2.000 rupee Nepal. Nguồn: Reuters.

Một số chuyên gia đổ lỗi cho biến đổi khí hậu, do nhiệt độ toàn cầu tăng lên, là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm, nhưng còn những nguyên nhân khác là nạn phá rừng, chuyển nước từ sông suối cho các đập thủy điện và sử dụng thuốc trừ sâu.

Dữ liệu của Liên Hợp quốc và nghiên cứu độc lập cho thấy, nhiệt độ ở dãy Himalaya, nơi có những đỉnh núi cao nhất hành tinh, cao hơn mức tăng trung bình toàn cầu là 1,2 độ C so với mức tiền công nghiệp.

Bà Suruchi Bhadwal thuộc Viện Tài nguyên và Năng lượng Ấn Độ (TERI) cho biết, các nghiên cứu toàn cầu cho thấy, nhiệt độ tăng dù chỉ một độ cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của ong, nguồn thức ăn sẵn có và sự thụ phấn chéo của thực vật. Biến đổi khí hậu đang làm gián đoạn chuỗi thức ăn của ong và sự ra hoa của thực vật, ảnh hưởng đến quần thể của cả hai loài trên khắp thế giới.

Ông Surendra Raj Joshi, chuyên gia về sinh kế kiên cường tại Trung tâm Phát triển Núi Tích hợp Quốc tế (ICIMOD) ở Kathmandu, cho biết, biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến loài ong ở dãy Himalaya theo nhiều cách khác nhau. Mưa quá nhiều hoặc quá ít, mưa dữ dội hoặc thất thường, khô hạn kéo dài hoặc nhiệt độ dao động cao sẽ gây căng thẳng cho ong mật trong việc duy trì sức mạnh đàn và trữ lượng mật ong.

Thót tim cảnh "thợ săn" cheo leo trên vách đá dựng đứng để lấy mật của loại ong khổng lồ- Ảnh 10.

Mật ong sau khi thu hoạch được đựng trong những chiếc bình để mang về làng. Nguồn: Reuters.

Ông Joshi cho rằng, những thay đổi trong vòng đời của thực vật cũng gây ra sự ra hoa sớm hoặc muộn cũng như sự biến động trong quá trình tiết mật hoa và dịch ngọt.

Theo ông Joshi, sự suy giảm số lượng ong dẫn đến sự thụ phấn không đủ cho các loại cây trồng trên núi cao và hệ thực vật hoang dã. Nó cũng sẽ có tác động đến nền kinh tế nông thôn, vì săn mật ong là một truyền thống đang nổi lên như một hoạt động du lịch sinh thái quan trọng. Ngoài mật ong và sáp ong, cộng đồng sẽ mất thu nhập từ du lịch”.

Một số chuyên gia cho rằng, lũ lụt và lở đất có thể gây mất môi trường sống và thu hẹp các khu vực mà ong có thể tìm kiếm thức ăn.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem