Thu lợi trên lưng người nông dân

Ngọc Thọ Thứ tư, ngày 15/06/2016 08:27 AM (GMT+7)
“Toàn bộ lợi nhuận rơi vào tay Tập đoàn C.P hết, các chủ trang trại nuôi gia công cho C.P không được là bao. Điều phi lý là ô nhiễm môi trường thì các chủ trang trại phải tự chịu (hợp đồng gia công C.P đã ghi rõ - PV), trong khi hàng triệu tấn thức ăn chăn nuôi của C.P lại được xuất cho 3.000 trang trại gia công bằng cái gọi là “xuất nội bộ”, C.P đã thu lợi rất nhiều trên lưng người chăn nuôi”.
Bình luận 0

img

TS Trần Duy Khanh.

Đó là khẳng định của TS Trần Duy Khanh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, người có nhiều năm giữ cương vị Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thái Bình.

TS Trần Duy Khanh cho biết: Tập đoàn C.P có 6 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc - gia cầm được đặt tại Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương… Những nhà máy này có công suất tới 3,8 triệu tấn/năm. Trái ngược với những điều khoản có lợi trong hợp đồng gia công với các trang trại chăn nuôi là đẩy hết trách nhiệm về pháp lý, ô nhiễm môi trường cho chủ trại, C.P lại xuất thức ăn cho các trang trại theo cái gọi là “xuất nội bộ” và trong điều khoản hợp đồng buộc các chủ trang trại phải nhập của họ. Thức ăn gia súc, gia cầm do C.P sản xuất ra vào thẳng trang trại gia công và không bị mất thuế.

img

Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi của C.P tại tỉnh Bình Dương.  Ảnh: C.P

“Một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bình thường khi xuất hoá đơn thức ăn chăn nuôi cho người nuôi sẽ phải chịu thuế giá trị gia tăng, nhưng với C.P, họ cung cấp cho 3.000 trang trại nuôi gia công cho họ, họ xuất hoá đơn nội bộ nên tránh được toàn bộ thuế. Đó chính là lỗ hổng” - TS Trần Duy Khanh cho hay.

TS Khanh nói: “Lợi nhuận rơi vào tay C.P hết, nông dân không được hưởng gì cả, địa phương cũng chả được lợi lộc gì mà còn “mang tiếng” vì trang trại chăn nuôi gia công được miễn hết các loại thuế”.

TS Khanh chia sẻ: Như Thái Bình quê tôi, khi cho C.P thuê gia công hàng loạt trang trại đã có những phản ứng quyết liệt, vì sao? Đơn giản là với 12 trang trại gia công cho C.P này, tỉnh đã mất đi một phần diện tích đất nông nghiệp để phục vụ cho việc xây dựng chuồng trại, hạ tầng giao thông nội bộ, các hệ thống xử lý chất thải, nước thải mà số đất này thường là đất “bờ xôi, ruộng mật”, thuận tiện giao thông… Nhiều chủ trang trại gia công cho C.P tại Thái Bình từng than với tôi muốn dừng hợp đồng nhưng rơi vào thế “tiến thoái lưỡng nan” vì đã trót đầu tư vào trang trại rồi, phải cả chục năm mới thu hồi lại vốn được. Giống, thức ăn, thuốc thú y… buộc phải nhập từ C.P mà giá nội bộ có khi còn cao hơn giá bán ngoài thị trường.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem