Đây là loại rau dại ăn ngon miệng, hỗ trợ chữa bệnh, nhưng cây có độc, chế biến cần lưu ý điều này

Đông Hoàng Thứ sáu, ngày 25/11/2022 15:14 PM (GMT+7)
Loại rau dại đó chính là cây thù lù đực, hay nhiều nơi gọi là cây rau lu lu đực. Cần lưu ý ngay, cây thù lù đực khác hoàn toàn với cây tầm bóp. Cây thù lù đực có vị đắng, hơi ngọt, tính hàn, có ít độc, vì vậy khi sử dụng rau thù lù làm thực phẩm, món ăn cần cần thận, lưu ý...
Bình luận 0

Cây tầm bóp dại và cây thù lù dại là hai loại rau dại này dân gian đều dùng làm thực phẩm, làm thuốc phòng, chữa bệnh nhưng chúng hoàn toàn khác nhau.

Rau tầm bóp, quả tầm bóp không độc

Cây tầm bóp ở vùng nông thôn, miền núi Việt Nam mọc hoang ở tất cả mọi nơi. Theo Đông y cây tầm bóp là cây thân thảo, cao từ 50 - 90 cm, có nhiều cành nhánh. 

Đây là loại rau dại ăn ngon miệng, hỗ trợ chữa bệnh, nhưng cây có độc, chế biến cần lưu ý điều này - Ảnh 1.

Đây là loại rau dại ăn ngon miệng, hỗ trợ chữa bệnh, nhưng cây có độc, chế biến cần lưu ý điều này - Ảnh 2.

Cây tầm bóp trồng trong chậu như trồng cây cảnh.

Lá tầm bóp mọc so le, hình bầu dục, chia thùy hoặc không. Hoa tầm bóp mọc đơn độc, có cuống mảnh. Quả của cây có hình tròn nhỏ như quả cà, bên ngoài được bao bọc một lớp vỏ mỏng, giống hình lồng đèn nên ở một vài nơi, tầm bóp còn được gọi là cây đèn lồng.

Khi chín quả tầm bóp chín sẽ có màu vàng lan màu đỏ rất đẹp, vị hơi chua, đúng hơn là vị chua chua ngọt ngọt dễ ăn.

Quả tầm bóp có thể dùng để ăn, làm thuốc chữa bệnh. Rau tầm bóp vị đắng, tính mát, không độc, có thể chế biến thành nhiều món ăn và đều mang đến hương vị rất lạ, thanh và mát. Vì tính mát của rau nên rau tầm bóp có hiệu quả rất tốt cho việc chữa trị các bệnh dạ dày, giải nhiệt và trị mụn nhọt...

Hiện nay, ngoài việc khai thác rau tầm bóp, quả tầm bóp dại thì ở nhiều nơi, kể cả ở thành phố người dân đã trồng cây tầm bóp để làm thực phẩm. 

Đây là loại rau dại ăn ngon miệng, hỗ trợ chữa bệnh, nhưng cây có độc, chế biến cần lưu ý điều này - Ảnh 3.

Quả tầm bóp chín có thể ăn được với vị chua chua, ngọt ngọt. Quả tầm bóp khi mới chín có màu vàng vàng sau chuyển sang màu đỏ cam.

Cây tầm nóp có thể trồng trong vườn đất, hoặc trồng trong chậu cây cảnh, trồng trong thùng xốp. Nhiều gia đình còn tận dụng các chậu cây cảnh lớn để trồng rau tầm bóp "xen canh".

Rau thù lù đực có độc, quả thù lù còn xanh chứa nhiều độc hơn

Theo sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Giáo sư, Tiến sỹ Đỗ Tất Lợi, cây lu lu đực có tên khác là thù lù đực, gia cầu, nút áo, cà đen, long quỳ. 

Đây là loại rau dại ăn ngon miệng, hỗ trợ chữa bệnh, nhưng cây có độc, chế biến cần lưu ý điều này - Ảnh 4.

Đây là loại rau dại ăn ngon miệng, hỗ trợ chữa bệnh, nhưng cây có độc, chế biến cần lưu ý điều này - Ảnh 5.

Đây là loại rau dại ăn ngon miệng, hỗ trợ chữa bệnh, nhưng cây có độc, chế biến cần lưu ý điều này - Ảnh 6.

Rau thù lù đực, nó nơi gọi là rau lu lu đực. Nhiều người hay nhầm giữa rau thù lù đực và rau tầm bóp.

Thù lù đực là cây thảo cao 30 - 100 cm, sống hằng năm hoặc lâu năm, có thân phân cành, lá nguyên, hình trái xoan nhọn, thuôn dần thành cuống; phiến hơi phân thùy hay có góc. 

Quả thù lù đực nang tròn, lúc còn non có màu lục sau chuyển sang màu vàng hay đỏ, khi chín hẳn có màu tím đen bắt mắt. Quả thù lù đực có chứa nhiều hạt dẹp, khi chín có thể ăn được với vị chua chua ngọt ngọt. Cây thù lù đực ra hoa vào mùa thu.

Cây lu lu đực có vị đắng, hơi ngọt, tính hàn, có ít độc; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi niệu. Vì cây thù lù đực có chứa các hoạt chất alkaloid như: Steroid, solanine, solasonine, solamargine, chaconine, đặc biệt là trong các quả non nên loài cây này thường được phân loại là một cây có độc. 

Tuy nhiên, những hoạt chất có tính độc tự nhiên này trong cây thù lù đực có hàm lượng rất nhỏ, không gây chết người và các biến chứng nguy hiểm. 

Chính vì vậy quả thù lù đực khi chín có thể ăn được. Thực tế ở các vùng nông thôn nhiều người thích ăn quả thù lù chín. Và ngọn rau thù lù, lá thù lù non được dùng làm rau ở một số nơi. Muốn sử dụng làm rau thù lù để ăn mà tránh độc thì nên luộc qua nước sôi trước khi sử dụng, sẽ làm phân hủy các chất độc.

Vì chứa nhiều chất độc hơn nên tuyệt đối không nên ăn quả thù lù đực khi còn xanh, kể cả ăn tươi hay dùng làm món rau.

Rau thù lù đực là một trong những loại rau dại ngon miệng, nhiều nơi được xem là rau đặc sản. Từ chổ chỉ là một loại rau dại xưa nhà nghèo ăn qua bữa, ăn chống đói, nay rau thù lù đã bước lên thực đơn của nhiều nhà hàng, phổ biến nhất vẫn là rau thù lù luộc chấm mắm; rau thù lù xào tỏi, rau thù lù xào thịt trâu tươi; rau thù lù nấu canh cá...

Đây là loại rau dại ăn ngon miệng, hỗ trợ chữa bệnh, nhưng cây có độc, chế biến cần lưu ý điều này - Ảnh 7.

Một nhánh cây rau thù lù đực có cả quả thù lù đực đã chín và quả thù lù đực còn xanh. Quả thù lù đực còn xanh không nên ăn sống vì chứa tỷ lệ nhiều chất độc hơn.

Hiện nay, tại nhiều nơi cũng đã trồng rau thù lù. Ở nông thôn thì trồng rau thù lù trong vườn đất. Tại thành phố thì trồng rau thù lù đực ở chậu nhựa, chậu cây cảnh, trồng rau thù lù trong thùng xốp...

Một lần nữa, chúng tôi xin nhắc lại: Cây tầm bóp không có độc. Cây thù lù đực có độc, quả thù lù non chứa nhiều độc hơn là ngọn, lá non nên không ăn sống. Vì vậy, khi dùng cây thù lù đực làm thực phẩm các bà nội trợ, người làm cơm cần lưu ý.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem