Sáng 24/11, giải bóng đá có “một không hai” giữa 4 đội bóng đến từ các Bệnh viện Thể thao, Việc Đức, 108 và SaIt Paul đã diễn ra tại Hà Nội. Thành phần tham dự gồm các bác sĩ và các bệnh nhân từng điều trị chấn thương đứt dây chằng chéo.
Theo thông tin từ Ban tổ chức giải, Hội những người đứt dây chằng cho hay, trong số các bệnh nhân điều trị đứt dây chằng, nhiều người là các vận động viên chuyên nghiệp.
Giải giao lưu bóng đá giữa các bác sĩ và bệnh nhân đứt dây chằng chéo diễn ra sôi nổi sáng 24/11 tại Hà Nội.
Sau thời gian điều trị, sinh hoạt trong câu lạc bộ, tất cả thành viên ủng hộ tổ chức giải bóng đá giao lưu lần đầu tiên nhằm mục tiêu giúp đỡ, trao đổi thông tin giữa các bệnh nhân và người nhà, ngoài ra, nâng cao nhận thức xã hội về chấn thương đứt dây chằng chéo.
Phát biểu khai mạc giải, Bác sĩ Nguyễn Tiến Thành, Bệnh viện 108 cho biết, đứt dây chằng là một trong những chấn thương rất nặng, cần quá trình hồi phục để có thể quay trở lại sân cỏ.
“Khi chúng tôi đưa ra ý định tổ chức giải, nhiều người nói vui rằng đây như là Para Games. Nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm tổ chức để khẳng định, chấn thương là một phần khó tránh khỏi, với niềm đam mê, mọi người cùng giúp đỡ nhau vượt qua để trở lại sân cỏ.
Ngày hôm nay, chứng kiến các bệnh nhân của mình có thể quay trở lại chơi bóng, thậm chí đá rất tốt, không chỉ ở các giải phủi, nhiều bạn thi đấu ở tầm cỡ quốc gia, tôi thấy thật sự xúc động.” Bác sĩ Thành chia sẻ.
Ngoài ra, bác sĩ Vũ Thành Luân, CLB bóng đá Hà Nội thông tin thêm, khi gặp phải chấn thương dây chằng, các bệnh nhân sẽ gặp rất nhiều đau đớn, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, đi lại, có đến 90% các bệnh nhân phải thực hiện phẫu thuật, quá trình phục hồi cũng mất nhiều thời gian và phải được sự theo dõi chặt chẽ, hướng dẫn của bác sĩ.
Đại diện Ban tổ chức, nhà tài trợ tặng hoa cho các đội bóng tham dự giải.
“Dây chằng trước có 2 chức năng chính là để giữ khớp gối không bị trượt về trước và xoay quá biên độ. Khi bệnh nhân bị đứt dây chằng sẽ bị tạo ra hiện tượng “lỏng” gối có thể ảnh hưởng đến cả bề mặt sụn trên, sụn khớp. Nếu để tình trạng này lâu ngày có thể diễn ra quá trình thoái hóa khớp sớm so với tuổi.
Đối với việc mổ để tái tạo dây chằng chiếm khoảng 50%, quá trình điều trị, tập luyện để phục hồi chiếm 50%. Các bệnh nhân không phải vận động viên chuyên nghiệp, quy trình không được đảm bảo có thể phải mất thời gian khoảng 1 năm mới có thể chơi thể thao.” Bác sĩ Luân chia sẻ.
Sau buổi lễ khai mạc, ngoài thi đấu bóng đá, Ban tổ chức giải tổ chức các hoạt động nhưng mini game, bốc thăm trúng thưởng. Đặc biệt, nhiều bệnh nhân, người nhà bệnh nhân được các bác sĩ thăm khám, tư vấn miễn phí ngay tại chỗ.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.