Với chỉ vỏn vẹn 8 gia đình ban đầu ở Bản Vẽ, xã Yên Na, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An, giờ đây cả cộng đồng đã có hơn 180 hộ với hàng trăm nhân khẩu. Vùng đất này nhìn đâu cũng thấy nhà sàn cổ, khách phương xa tới ai cũng thích chụp ảnh, quay phim...
Sau sự cố một khối đá khổng lồ suýt rơi trúng nhà dân, những gia đình tại khu tái định cư ở Nghệ An đã bỏ chạy, để lại những ngôi nhà trống, qua thời gian cỏ dại mọc um tùm biến nơi đây như "ngôi làng ma".
Hình ảnh rác thải sinh hoạt, cây cối, xác động vật… bủa vây các lòng hồ thủy điện ở Nghệ An khiến môi trường bị ô nhiễm. Tình trạng này kéo dài suốt nhiều năm qua.
Từ bến thượng lưu đập thủy điện Bản Vẽ, sau 40 phút đi thuyền máy xuyên qua lòng hồ trên sông Nậm Nơn, chúng tôi đến bản Xốp Cháo, xã Lượng Minh. Đây là vùng lõi nghèo của huyện Tương Dương - huyện biên giới 30A, tỉnh Nghệ An.
Nắng nóng kéo dài liên tục hơn 1 tháng qua buộc nhà máy thủy điện Bản Vẽ phải xả nước chống hạn vùng hạ du. Lòng hồ thủy điện lớn nhất Bắc Trung Bộ cạn trơ đáy khiến cuộc sống của những người dân nơi đây đã khốn khó lại càng khó khăn hơn.
Ngày 21/6, ông Đinh Viết Hồng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu các nhà máy thủy điện: Bản Vẽ, Khe Bố, Chi Khê phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thống nhất kế hoạch xả nước nhằm chống hạn cho vụ hè thu 2019.
Chiều ngày 23/5, thông tin từ chính quyền xã Xá Lượng (huyện Tương Dương, Nghệ An) cho biết, đang phối hợp với các lực lượng tìm kiếm một người dân mất tích dưới sông, dưới chân đập Nhà máy thủy điện Nậm Nơn.