Thuỷ sản xuất khẩu lại bị vướng

Thứ năm, ngày 27/01/2011 15:23 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), Đại sứ quán Việt Nam tại Australia vừa thông báo phía nước bạn trong tháng qua đã phát hiện nhiều lô hàng thủy sản đông lạnh của Việt Nam như phi lê cá basa, cá điêu hồng,… vi phạm tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.
Bình luận 0

 

Tại hội nghị tổng kết xuất khẩu cá tra cuối năm 2010, ông Nguyễn Như Tiệp - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản (Nafiqad) từng cảnh báo các doanh nghiệp rằng, năm 2011, các nước nhập khẩu thủy sản sẽ lập hàng rào kỹ thuật đối với các sản phẩm thủy sản của Việt Nam, trong đó, an toàn vệ sinh thực phẩm là một trong những hàng rào kỹ thuật mà các nước này dễ áp dụng nhất mà các doanh nghiệp cần lưu ý. Và lời cảnh báo đó đã hiệu nghiệm ngay từ đầu năm 2011.

 img
Bao giờ thủy sản VN mới hết bị “vướng”?

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), Đại sứ quán Việt Nam tại Australia vừa thông báo phía nước bạn trong tháng qua đã phát hiện nhiều lô hàng thủy sản đông lạnh của Việt Nam như phi lê cá basa, cá điêu hồng,… vi phạm tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngay lập tức, Chính phủ Australia đã ra quyết định nâng tần suất kiểm tra các lô hàng thủy sản đông lạnh của Việt Nam lên 100%.

Cuối tuần trước, Cơ quan nhà nước và thú y Ukraina cũng cho biết kể từ ngày 20-1-2011, chỉ có 10 trên tổng số 30 doanh nghiệp được Thanh tra Ukraina trực tiếp kiểm tra cuối năm ngoái mới được phép xuất khẩu sang Ukraina. 20 công ty còn lại đã không đạt tiêu chuẩn.

Theo Nafiqad, Ukraina là một trong những thị trường hứa hẹn sẽ tiêu thụ mạnh thủy sản của Việt Nam trong những năm tới nên đã có 129 doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu thủy sản vào đây. Nhưng với việc siết chặt kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm như hiện nay thì rất khó để các doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường nước này. Australia cũng tương tự.

Trước đó, con tôm và con cá basa, cũng đã hơn một lần bị “cấm” hoặc kiểm soát 100% tại những thị trường lớn như Nhật Bản, Nga, Tây Ban Nha, Ai Cập cũng vì liên quan đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. “Vấn đề này sẽ không dừng lại ở những quốc gia nói trên. Chính vì thế, đây chính là vấn đề sống còn mà các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của ta cần giải quyết dứt điểm càng nhanh càng tốt” – ông Tiệp đánh giá.

 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem