Tiệm sách lâu đời nhất phố Đinh Lễ có gì đặc biệt mà hút khách?

Linh Nguyễn Thứ năm, ngày 24/03/2022 06:50 AM (GMT+7)
Nằm sâu trong hẻm nhỏ, 30 năm qua Nhà sách Mão, số 5 Đinh Lễ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) thu hút người mê sách bởi những điều đặc biệt.
Bình luận 0

Tiệm lâu đời nhất phố sách Đinh Lễ

Chiều cuối tháng 3, không gian phố đi bộ Hồ Gươm mở cửa trở lại. Người dân Thủ đô bắt đầu bình thường mới, phố thị dần trở lại nhịp sống ồn ào, vội vã.

Nằm trong con ngõ hẹp và sâu hút số 5 phố Đinh Lễ, ven Hồ Gươm, không biển hoành tráng, khiêm nhường một tấm gỗ xanh đề “Nhà sách Mão”, từ 1974, khẳng định thương hiệu lâu đời.

Tiệm sách lâu đời nhất phố Đinh Lễ có gì đặc biệt mà hút khách? - Ảnh 1.

Nằm trong con ngõ hẹp và sâu hút số 5 phố Đinh Lễ, ven Hồ Gươm, không biển hoành tráng, khiêm nhường một tấm gỗ xanh đề “Nhà sách Mão”, từ 1974, khẳng định thương hiệu lâu đời.

Qua dãy hành lang, cầu thang chật hẹp, tiệm sách mở ra không gian tĩnh lặng tới nỗi có thể nghe được tiếng lá xào xạc, tiếng chim hót rả rích.

Bên trong tiệm vô số các thể loại sách được chồng xếp lên nhau tới tận trần nhà. Trước mặt là sách, sau lưng là sách, nhìn đâu cũng chỉ thấy sách, chỉ cần không cẩn thận xoay người nhẹ dễ dàng đụng đổ cả một chồng sách.

Tên hiệu sách gắn liền với bà Phạm Thị Mão và ông Lê Luy, hai người đầu tiên đưa sách về Đinh Lễ.

Tiệm sách lâu đời nhất phố Đinh Lễ có gì đặc biệt mà hút khách? - Ảnh 2.

Tên hiệu sách gắn liền với bà Phạm Thị Mão và ông Lê Luy, hai người đầu tiên đưa sách về Đinh Lễ.

Bà Mão gắn bó, làm việc ở công ty phát hành sách từ năm 1974. Câu chuyện ra đời của tiệm sách này bắt nguồn từ một chiếc xe đẩy chứa vài ba chục cuốn sách. Năm 1990, ông Luy về hưu. Gánh nặng chăm sóc con nhỏ và đồng lương hưu ít ỏi khiến ông không thể ngồi yên chịu khổ. Ông bắt đầu đạp xe khắp nơi để bán bánh kẹo. Rồi sau đó bà Mão cũng nghỉ hưu ở tổng công ty phát hành sách.

Với tình yêu đặc biệt với sách sau thời gian dài gắn bó cùng kinh nghiệm chọn sách và các mối quan hệ trong nghề, ông bà bắt đầu ý tưởng kiếm sống bằng nghề bán sách. Ông bà mượn hàng xóm chiếc xe đẩy để bày hai chục cuốn sách bán dạo bên tháp Hoà Phong.

Tiệm sách lâu đời nhất phố Đinh Lễ có gì đặc biệt mà hút khách? - Ảnh 3.

Bốn năm qua, tuần nào chị Trâm, 22 tuổi cũng dành một ngày để đến nhà sách Mão đọc.

Về sau ông được ngồi bán sách bên chiếc bàn nhỏ sát bờ tường Bưu điện Hà Nội. Cửa hàng khi đó khá nhỏ, chỉ có vài chục quyển nhưng vẫn tấp nập người ra vào. Vốn ít, khách mua dẫn nhiều hơn có khi cả ngày bà Mão phải chạy đi chạy lại để đi nhập sách về bán cũng không đủ.

Sau 3 năm ông bà đã mua được căn gác hai hiện tại sau khi bán ngôi nhà cũ ở Ngũ Xã để mở tiệm sách. Do vị trí của tiệm sách nằm sâu trong hẻm nên thời gian đầu ông Huy vẫn phải ngồi ở vỉa hè để giới thiệu cho khách.

Dần dần, nhiều người mang chiếu đến bán sách, phố Đinh Lễ trở thành phố sách đêm nhộn nhịp nhất Hà Nội. Khoảng năm 2000 - 2001, Hà Nội mở chiến dịch dẹp phố sách đêm vỉa hè. Người kinh doanh vì thế buộc phải thuê cửa hàng để tiếp tục bán sách, phố sách Đinh Lễ ra đời từ đó, đến nay đã có tới vài chục tiệm.

Suốt ba thập kỉ qua, nhà sách trải qua bao thăng trầm, có lãi có lời, có lúc đông khách cũng có đoạn thời gian chẳng ai còn nhớ tới tiệm sách nhỏ. Ông bà luôn lạc quan duy trì tiệm với niềm tin “dù có thời thế thay đối, sách vẫn là nhu cầu không thể thiếu".

Tiệm sách lâu đời nhất phố Đinh Lễ có gì đặc biệt mà hút khách? - Ảnh 5.

Suốt ba thập kỉ qua, nhà sách trải qua bao thăng trầm, có lãi có lời, có lúc đông khách cũng có đoạn thời gian chẳng ai còn nhớ tới tiệm sách nhỏ.

Những cuốn sách quý

Từ tình yêu sách, ông Luy và Mão luôn trăn trở mang đến những cuốn sách hay đến độc giả. Ông Luy từng mượn xe của hàng xóm, lặn lội sang tận Trung Quốc tìm mua sách, thuê người biên dịch mang về Việt Nam bán. Trải qua 30 năm, nhà sách Mão đã biên dịch, xuất bản hơn 500 đầu sách độc quyền.

Trong số hơn 500 đầu sách, cuốn sách “Alamach – Những nền văn minh thế giới” là một cuốn sách nghiên cứu công phu, có giá trị tri thức lớn nhưng giá thành quá cao, không nhà xuất bản nào dám bỏ tiền in.

Ông bà Mão mạnh dạn vay 10 cây vàng để xin giấy phép phát hành, đặt tin. Từ năm 1995 đến năm 2000, cuốn sách đã được in và bán hơn 22 nghìn cuốn, đem lại lợi nhuận lớn làm tiền đề để mở rộng tiệm.

Tiệm sách lâu đời nhất phố Đinh Lễ có gì đặc biệt mà hút khách? - Ảnh 6.

Trong số hơn 500 đầu sách, cuốn sách “Alamach – Những nền văn minh thế giới” là một cuốn sách nghiên cứu công phu, có giá trị tri thức lớn nhưng giá thành quá cao, không nhà xuất bản nào dám bỏ tiền in.

“Để in lại những cuốn sách này phải được sự đồng ý của Nhà sách Mão, đây cũng là tài sản đặc biệt của nhà sách chúng tôi”, anh Vũ, quản lý tiệm sách chia sẻ.

Giờ đây bà Mão đã đi xa, còn lại ông Luy vì tuổi cao nên ông đã về quê nghỉ ngơi và giao lại hiệu sách cho anh Vũ quản lý. Từng là khách quen, rồi cảm mến tình yêu sách của hai ông bà, anh Vũ đã quyết định gắn bó với tiệm, đến nay đã hơn 5 năm.

“Khi tôi đến làm, bà Mão đã đi xa. Tôi nghe khách quen kể về hình ảnh của bà luôn gắn với cuốn sách trên tay, bà có thể trò chuyện với khách hàng giờ về những cuốn sách hay”, anh Vũ kể.

Bốn năm qua, tuần nào chị Trâm, 22 tuổi cũng dành một ngày để đến Nhà sách Mão đọc. “Không gian ở đây khiến tôi cảm thấy tâm hồn mình tĩnh lại để suy ngẫm. Cảm giác lật giở từng trang sách vẫn khác biệt so với đọc sách điện tử. Tôi mong tiệm sẽ duy trì được không gian, là địa chỉ quen thuộc của người yêu sách”, chị Trâm chia sẻ.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem