Tiến sĩ chế biến thịt cua lột sẵn ra loại thực phẩm hảo hạng “có 1 không 2” ở Cà Mau bán giá cao

Hoàng Hạnh Thứ hai, ngày 13/11/2023 18:50 PM (GMT+7)
Xuất thân từ gia đình nông dân ở huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, anh Nguyễn Việt Bắc, tiến sĩ, giảng viên trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau đã nghiên cứu, chế biến cua lột ra nhiều sản phẩm, thực phẩm hảo hạng "có 1 không hai", góp phần làm tăng giá trị sản phẩm của loài thủy sản nổi danh này.
Bình luận 0

Clip: Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc kể lại quá trình khởi nghiệp với việc sản xuất các mặt hàng thực phẩm chế biến từ cua lột Cà Mau.

Anh Bắc cho biết, từ nhỏ anh đã đam mê nghề nông, nên khi học hết cấp ba, anh quyết tâm thi vào đại học chuyên ngành thuỷ sản. Sau khi học ra trường và về khởi nghiệp với mô hình ươm dèo cua.

Tiến sĩ ham làm nông, mê cua Cà Mau

"Lúc ra trường tôi được ba mẹ cho ít vốn khởi nghiệp với nghề ươm cua. Ban đầu làm ăn rất tốt, nhưng vào năm 2014, cua nuôi chết không rõ nguyên nhân, do đó tôi gác lại việc kinh doanh để tiếp tục đi học chuyên sâu hơn", anh Bắc kể.

Anh tiến sĩ chế biến cua thịt lột sẵn “có một không hai” ở Cà Mau bán giá cao ngất ngưỡng - Ảnh 2.

Anh Bắc nghiên cứu nuôi cua biển thành cua cốm trước khi chế biến chúng thành sản phẩm cua lột thịt sẵn bán ra thị trường. Ảnh: An An

Để có đầy đủ kiến thức, anh Bắc đăng ký học thạc sĩ và tiếp tục nghiên cứu bảo vệ luận án tiến sĩ "nuôi vỗ béo cua biển bằng hệ thống tuần hoàn nước". Sau ngày ra trường, anh tiếp tục bắt tay vào công việc kinh doanh, và bước đầu đã mang lại nhiều thành công nhất định.

Anh Bắc hiện là giảng viên trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau. Ngoài làm kinh tế từ các mô hình cua của mình, anh Bắc còn truyền đạt, giúp đỡ tận tình những sinh viên có đam mê và muốn gắn bó với con cua biển Cà Mau.

Anh tiến sĩ chế biến cua thịt lột sẵn “có một không hai” ở Cà Mau bán giá cao ngất ngưỡng - Ảnh 3.

Ngoài việc sản xuất kinh doanh, anh Bắc còn được nhiều sinh viên quý mến theo anh học nghề để khởi nghiệp. Ảnh: An An

Khác với những hệ thống nuôi cua hai da trong lồng nhựa, hệ thống của anh Bắc được thiết kế với chu kỳ thả giống 4 lần/40 ngày và thu hoạch 4 lần/vụ. Việc thả và thu hoạch theo chu kỳ đã duy trì lượng cua ổn định trong hệ thống.

Theo tính toán của anh Bắc mỗi khay 1m2 anh thả 20 con cua nuôi và cho ăn. Khi chọn cua thả, anh sẽ phân loại ra cua dữ và hiền để thả riêng tránh tình trạng cua cạnh tranh thức ăn với nhau.

Anh tiến sĩ chế biến cua thịt lột sẵn “có một không hai” ở Cà Mau bán giá cao ngất ngưỡng - Ảnh 4.

Sản phẩm cua biển trà bông của anh Bắc đang được thị trường ưa chuông, góp phần đem về nguồn thu hàng chục triệu đồng cho gia đình mỗi tháng. Ảnh: An An

Ngoài ra, anh còn sử dụng hệ thống lọc tuần hoàn có sử dụng đèn diệt khuẩn. Với cách làm này hầu như anh Bắc không cần phải thay nước và tận dụng được diện tích nhỏ để nuôi được nhiều cua. Giá thành cua bán ra sẽ gấp từ 4 đến 5 lần so với giá trị cua nguyên liệu anh mua vào.

Cua Cà Mau có thêm một sản phẩm hảo hạng "không đụng hàng"

Đam mê nghiên cứu khoa học phục vụ ngành nông nghiệp và công tác giảng dạy, những đề tài khoa học của tiến sĩ Bắc đi vào đời sống, góp phần vực dậy, làm mới ngành hàng cua hiện tại và trong tương lai.

Anh tiến sĩ chế biến cua thịt lột sẵn “có một không hai” ở Cà Mau bán giá cao ngất ngưỡng - Ảnh 5.

Các sản phẩm thịt cua lột vừa được giải Nhì tại cuộc thi các dự án khởi nghiệp tỉnh Cà Mau tổ chức. Ảnh: An An

Anh Bắc cho biết, Cà Mau có sản lượng cua rất lớn tuy nhiên do nhu cầu cuộc sống hiện đại một số người có nhu cầu ăn càng cua, ăn cua mà không cần phải mất nhiều công sức gỡ thịt. Anh Bắc nhận thấy cua chà bông, chả cua và các sản phẩm chế biến từ cua sẽ được nhiều người đón nhận bởi sự tiện dụng.

Do đó, anh đã làm và cung cấp ra thị trường nhiều sản phẩm đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng. Và các sản phẩm này vừa được giải nhì tại cuộc thi các dự án khởi nghiệp tỉnh Cà Mau tổ chức.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem