Tiếng mõ - mật hiệu trên "Quê hương Đồng khởi" năm xưa

Bài, ảnh: Minh Khuyên Thứ ba, ngày 22/12/2015 10:33 AM (GMT+7)
Hằng năm, cứ đến ngày 22/12, mỗi cựu chiến binh Việt Nam đều cảm thấy bồi hồi, vọng tưởng những chiến công oanh liệt mà anh bộ độ Cụ Hồ bao thế hệ đã làm nên. Vùng đất Bến Tre giàu truyền thống Cách mạng vẫn còn đó với mỹ danh đầy tự hào với cả nước - Quê hương của phong trào Đồng Khởi: Mỏ Cày!.
Bình luận 0

Có ai biết, chiếc mõ với tiếng kêu của nó lại gắn liền với phong trào Cách mạng miền Nam, phong trào Đồng khởi mà sách sử vẫn còn dành những trang ngợi ca trang trọng nhất.

img

Chiếc mõ mù u trong bảo tàng Bến Tre (ảnh sưu tầm; Nguồn: Internet)

Lần theo những trang sử khẩn hoang của cư dân vùng đất này từ ngày đầu đến đây khai phá, chúng tôi được các lão nông tri điền kể lại câu chuyện mà bà con hay truyền tai nhau để giải thích tên gọi địa danh này - Quê hương của phong trào Đồng khởi: Mỏ Cày!.

Người thì cho rằng hình dáng vùng đất nơi đây có dạng như mỏ cày nên người ta gọi như thế. Một số ý khác thì lý giải khác đi, xem chừng được nhiều người dân địa phương chấp nhận hơn.

Theo đó thì, xưa khi mới đến đây, người nông dân mỗi khi ra đồng cày bừa, cấy hái đều phải đem theo cái mõ bằng cây mù u để phòng gặp cọp dữ. Nếu chẳng may phát hiện “chúa sơn lâm” rình rập thì cứ việc gõ mõ lên. Tiếng mõ vừa để loài mãnh thú sợ mà bỏ đi, vừa là mật hiệu để báo cho anh em gần đó kịp thời ứng cứu. Tiếng “mõ cày” đã trở thành thứ ngôn ngữ quen thuộc ở đây. Sau, do viết trại ra thành địa danh Mỏ Cày như ngày nay.

img

Mõ cây (ảnh chụp lại ở bảo tàng Cần Thơ).

Và độc đáo hơn ngay đầu những năm 60 của thế kỉ trước khi mà chính quyền Ngô Đình Diệm dồn dân lập ấp chiến lược, nhằm tách cán bộ Cách mạng ra khỏi lòng dân, tiếng mõ báo hiệu mọi người nhất tề đứng lên diệt ác phá kiềm, mọi người ai về nhà nấy tiếp tục sinh sống và nuôi dưỡng những chiến sĩ cách mạng kiên trung.

img

Mõ sừng trâu (ảnh chụp lại ở bảo tàng Cần Thơ).

Tiếng mõ trên Quê hương của phong trào Đồng khởi: Mỏ Cày năm ấy chỉ đơn giản làm từ những cây gỗ, tre… được khoét rỗng một phần ruột. Mõ có nhiều thứ: mõ sừng trâu là một đoạn lớn phần sừng trâu được gọt sạch rồi phơi khô. Mõ này xài lâu lên nước bóng láng. Mõ bằng cây, mõ bằng khúc tre già, … Tất cả có cấu tạo gần giống nhau, có điều âm thanh phát ra xa hay gần, lớn hay nhỏ là do vật liệu và kinh nghiệm người chế tạo nên nó.

Nếu như chiếc nóp gắn liền với Cách mạng mùa thu, chiếc gậy Trường Sơn gắn liền với những người “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” (Thơ Tố Hữu), thì chiếc mõ lại gắn liền với phong trào Cách mạng miền Nam, phong trào Đồng khởi mà sách sử vẫn còn dành những trang ngợi ca trang trọng nhất.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem