Tỉnh Hậu Giang

  • Nếu như trước đây, giá mít Thái được nhiều thương lái ở huyện Châu Thành (tỉnh Hậu Giang) thu mua từ 72.000-74.000 đồng/kg thì nay chỉ còn 36.000-37.000 đồng/kg, giảm khoảng 35.000 đồng/kg.
  • Sau gần 10 năm nuôi, hiện đàn dê cho nghe nhạc của gia đình anh Nguyễn Văn Đua, ở ấp 2B, xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A (tỉnh Hậu Giang) đã tăng lên được 200 con, trong đó có 100 con chuyên lấy sữa. Với số lượng dê lấy sữa trên, mỗi ngày gia đình lấy được từ 40-60 lít sữa tươi, riêng những tháng cao điểm có khi được 80 lít sữa/ngày, với giá bán từ 45.000-50.000 đồng/lít sữa tươi chưa thanh trùng. Bình quân mỗi tháng gia đình anh Đua thu về 75 triệu đồng.
  • Ông Nguyễn Văn Thơ, ở ấp Bình Hoà, xã Phương Phú, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã cải thiện nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình trong việc tận dụng nền đất ruộng làm lúa kém hiệu quả sang trồng bông điên điển Thái. Mỗi ngày thu nhập của gia đình từ 2.000m­­2 bông điên điển Thái được khoảng 450 nghìn đồng.
  • Ông Lê Hoàng Vũ, ấp 8 xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ (Hậu Giang) đã ra ruộng lót bạt nuôi lươn đẻ. Sau 8 tháng thực hiện, với quy mô 100 m2, ông Vũ thả 1.500 lươn bố mẹ, mô hình sản xuất giống đã xuất bán được 200.000 con lươn giống, trừ các chi phí ban đầu lợi nhuận đạt trên dưới 150.000.000 đồng và vẫn còn đàn lươn bố mẹ cộng với các thiết bị phục vụ cho công việc sản xuất lươn giống các năm sau này...
  • Đào tiên vốn là một loại cây không có giá trị về mặt kinh tế, chủ yếu được trồng để làm thuốc. Thế nhưng, qua đôi bàn tay khéo léo của một lão nông ở Hậu Giang, những quả đào tiên truyền thống biến thành những trái đào tiên hồ lô chưng Tết độc đáo với ý nghĩa chưng lấy hên...
  • Về Hậu Giang hỏi đến trang trại nuôi ba ba Hồng Hải, hầu như những người nuôi động vật hoang dã ai cũng biết anh Trần Hồng Hải - chủ một trang trại đi đầu trong ngành sản xuất ba ba giống và ba ba thương phẩm lớn nhất ở miền Tây.
  • Giá các loại cá đồng như cá lóc đồng, cá rô đồng, lươn đồng bán tại chợ Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang) hiện nay đã tăng khá mạnh so với thời gian cao điểm mùa nước nổi.
  • Vườn mãng cầu xiêm của gia đình chị Nguyễn Thị Út Em - ngụ ấp Khánh Hội A, xã Phú An, huyện Châu Thành (tỉnh Hậu Giang) đã được ứng dụng kỹ thuật bao trái, đã và đang cho sản phẩm chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, đạt thắng lợi một vụ mùa bội thu, cho thu nhập trên trăm triệu đồng mỗi năm.
  • Với nghề nuôi cá thát lát cườm-loài cá da trơn đặc sản có châm hoa "đỏm dáng" mà anh Phạm Lâm Em, 38 tuổi, ngụ khu vực V, phường Ngã Bảy, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang trở thành tỷ phú. Năm 2017, anh thu 80 tấn cá thát lát cườm đặc sản bán với giá rất cao là 90.000 đồng/kg, lời tới 3 tỷ đồng...Năm 2018 này, ước chừng anh Em cũng có số tiền lời như vậy nhờ loài cá đặc sản này.
  • Cách đây 6 năm, lão nông Nguyễn Minh Trắng mua 50 cây mít Thái da vàng mang về trồng trong vườn nhà. Ai dè, trong số 50 cây mít đó có 1 cây mít lạ, ra trái như những cây khác nhưng khi chín bổ ra múi lại màu đỏ như gạch nung, nhiều hạt lép, múi dày, thơm ngào ngạt. Từ đó, lão nông Nguyễn Minh Trắng kiếm bộn tiền nhờ giống mít lạ này.