Chúng ta không thể chọn được cha mẹ và nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Tổ tiên ta cũng vậy. Di cư là hiện tượng phổ biến trong lịch sử từ xưa tới nay. Nếu người khôn ngoan không thiên di khỏi châu Phi, sẽ không có loài người hiện đại.
"Vào thời tiền sử, vùng đất gốc của tổ tiên chúng ta chưa là Trung Quốc ngày nay. Trong nghiên cứu nguồn gốc tộc người, việc lấy biên giới quốc gia hiện tại, dựa vào những tranh chấp này nọ để quy kết này khác là phản khoa học”, Tạ Đức chia sẻ.
Cuốn Nguồn gốc người Việt - người Mường. Sách dày 846 trang, khổ lớn (24 x 16cm), tham khảo gần 300 tài liệu chuyên ngành.
Cuốn sách nghiên cứu của Tạ Đức tựu thành từ phương pháp liên ngành, kết nối các tư liệu khảo cổ học, ngôn ngữ học, dân tộc học, nhân chủng học và di truyền học…, cách tiếp cận hệ thống - tổng thể: xem xét nguồn gốc người Việt - người Mường trong mối liên hệ với nguồn gốc của nhiều tộc người ở Việt Nam, Đông Nam Á, Đông Á…, và dựa trên những thành tựu mới trong khoa học xã hội và nhân văn trong hơn 40 năm qua.
Sách đi vào được những vấn đề cụ thể như: nguồn gốc của văn hoá Đá mới Phùng Nguyên và văn hoá Đồng thau Đông Sơn; sự hình thành của các nước Xích Quỷ, Việt Thường, Văn Lang, Âu Lạc, Nam Việt (những nước được coi là của tổ tiên người Việt)…
Vui lòng nhập nội dung bình luận.