Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Sở Công Thương TP.HCM vừa hướng dẫn về việc tạo điều kiện cho nhân viên siêu thị và các hệ bán lẻ hiện đại được lưu thông trên đường từ 18h đến 6h sáng hôm sau.
Sở đề nghị Công an TP, UBND TP.Thủ Đức và các quận, huyện chỉ đạo các trạm, chốt phối hợp hỗ trợ và đảm bảo lưu thông cho nhân viên của hệ thống các siêu thị, cửa hàng bình ổn, cửa hàng tiện lợi trên địa bàn thành phố.
Lực lượng làm việc tại các chốt có thể kiểm tra, tra cứu danh sách nhân viên siêu thị trên hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung tại cổng thông tin điện tử của Sở Công Thương TP.HCM.
Để thuận tiện việc kiểm tra, Sở Công Thương yêu cầu các nhân viên siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng bình ổn được phép lưu thông trên đường từ 18h phải có thẻ đeo cứng (có hình) và giấy xác nhận của các đơn vị hệ thống phân phối cho từng nhân viên.
Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM Nguyễn Nguyên Phương cho hay, thực hiện chỉ đạo tăng cường giãn cách trên toàn TP, người dân không ra đường từ 18h - 6h hàng ngày, việc phân phối hàng hóa cũng chỉ diễn ra trong khung giờ này và thời gian cho người dân mua sắm cũng theo đó bị giảm xuống.
Để tăng thời gian chuẩn bị, sắp xếp hàng hóa và thời gian mua sắm cho người dân, sở đã đề xuất UBND TP về việc cho phép một số nhân viên siêu thị, cửa hàng kinh doanh được phép ra khỏi nhà từ 18h đến 6h hàng ngày. Đề xuất này đã được chấp thuận. Danh sách nhân viên được các đơn vị gửi lên, Sở Công Thương xác nhận và triển khai đến các lực lượng kiểm soát chốt chặn.
Bên cạnh việc thúc các quận huyện mở các điểm bán thực phẩm tại các chợ truyền thống còn tạm ngưng hoạt động, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM Nguyễn Nguyên Phương cho biết, các địa phương cũng đang triển khai nhiều giải pháp nhằm phân phối hàng hóa tận nơi, giúp người dân hạn chế ra khỏi nhà trong giai đoạn Covid-19 vẫn còn đang diễn biến phức tạp.
Để nguồn hàng hóa cung ứng trong các khu vực phong tỏa được nhiều hơn, sở đã làm việc với Hội Liên hiệp Phụ nữ và đưa ra giải pháp, thay vì đi chợ như trước đây, sẽ tăng cường làm việc với các địa phương, tỉnh thành tổ chức lựa chọn mặt hàng mà các địa phương còn dồi dào, tổ chức thành các gói hàng hóa chở thẳng tới các khu phong tỏa.
Hội Liên hiệp Phụ nữ sẽ tham gia phân phối tới người dân nên sẽ hỗ trợ được nhiều hơn, nhanh hơn, đảm bảo an toàn hơn. Giải pháp này hiệu quả hơn và đáp ứng được nhu cầu của người dân TP.
Sở cũng đã phối hợp các đơn vị tiếp tục tổ chức "siêu thị mini", "phiên chợ nghĩa tình", chủ yếu phát phiếu cho người dân mua hàng hóa tại các khu phong tỏa với 70 mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu.
Mô hình này đã hỗ trợ được 6.035 hộ dân tương đương với 24.140 nhân khẩu tại các khu phong tỏa. Người dân đã tiếp cận được 9.103 đơn hàng với tổng giá trị 2,7 tỷ đồng.
Hiện số tiền tồn kho của phiên chợ nghĩa tình còn 836,8 triệu đồng, tương đương với 2.938 đơn hàng và Sở vẫn đang tiếp nhận tài trợ của các đơn vị để tiếp tục tổ chức mô hình này.
Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM Nguyễn Nguyên Phương cho biết người dân trong các khu phong tỏa khó tiếp cận hàng hóa có thể liên hệ với với tổng đài hỗ trợ khẩn cấp 0963870058 của "phiên chợ nghĩa tình" để được hỗ trợ kịp thời.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.