Trà Vinh: Một nông dân nuôi con "ăn dơ ở sạch", bán làm đặc sản ai đến xem cũng thán phục

Thứ ba, ngày 01/06/2021 06:07 AM (GMT+7)
Trong hơn một năm qua, phong trào nuôi lươn không bùn thương phẩm, nuôi lươn sinh sản ở xã An Quảng Hữu (huyện Trà Cú, tỉnh Sóc Trăng) phát triển khá mạnh. Hộ ông Đinh Văn Ngộ, ấp An Tân, xã An Quảng Hữu - người đi đầu trong phong trào nuôi lươn không bùn thương phẩm...
Bình luận 0
Thấy được hiệu quả của việc nuôi lươn không bùn mang lại, cũng như nhu cầu về lươn giống rất cao, ông Đinh Văn Ngộ lặn lội sang tận Cần Thơ, Hậu Giang để tìm mua lươn giống bố mẹ về cho sinh sản thành công. 

Hiện nay, cơ sở ươm lươn giống của ông Ngộ không đủ lươn con cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh Trà Vinh.

Có những hộ lặn lội từ các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng đến đây đặt mua lươn giống, nhưng phải 3-4 tháng mới có con lươn giống đáp ứng theo đơn của khách hàng.

Trà Vinh: Một nông dân nuôi con "ăn dơ ở sạch", bán làm đặc sản ai đến xem cũng thán phục - Ảnh 1.

Mô hình nuôi lươn không bùn của anh Nguyễn Chí Tư, xã Quảng Hữu, huyện Trà Cú (tỉnh Sóc Trăng) được nhiều nông dân trong và ngoài tỉnh tới tham qua, học hỏi.

Cũng tại ấp An Tân, hộ ông Nguyễn Chí Tư, là người nuôi lươn thịt theo thị trường khá thành công. Hiện nay, ông Nguyễn Chí Tư có 3 lứa lươn nuôi với 7.000 con giống. Trong số này, lươn 10 tháng tuổi có 3.000 con; lươn 6 tháng tuổi 2.000 con và 4 tháng tuổi 2.000 con. 

Ông Chí Tư cho biết: Trước đây ông nuôi ếch thịt, ếch giống bán cho nhân dân trong khu vực, thấy nuôi lươn cho lợi nhuận cao anh quyết định chọn con lươn là con nuôi chính. Tận dụng khoảng nhà sau còn trống, ông xây dựng 4 hồ nuôi với diện tích 4,5 m2 mỗi ao, có thể thả nuôi từ 6.000 ngàn con lươn giống. Nhưng do mới nuôi lần đầu ông quyết định nuôi 3.000 con. 

Hiện nay, lươn 10 tháng tuổi của ông trọng lượng đã đạt từ 300-400 gram/con, dự kiến sau 11 tháng ông sẽ xuất bán lứa đầu tiên. 

Ông Nguyễn Chí Tư cho biết thêm: Lươn là con vật dễ nuôi, nhanh lớn, đặc tính cuả con lươn là ăn dơ, nhưng ở sạch, nên anh sử dụng thức ăn viên cho lươn, cho ăn ngày hai cử sáng, chiều, thay nước ngày 3 lần. 

Để phòng bệnh cho lươn trong mỗi bữa ăn nên bổ sung men tiêu hóa, Vitamin C, trùn quế, hoặc dịch trùn quế để kích thích lươn ăn mồi. 

Về các bố trí bể nuôi lươn không bùn, nên xây dựng ao theo quy cách dài 3 mét rộng 1,5 mét, để dễ chăm sóc, quả lý và thay nước. 

Lươn nhỏ từ 1-5 tháng tuổi thì sử dụng dây tép bằng ni-lon để lươn trú ngụ, trên năm tháng tuổi sử dụng giá thể bằng các ống nước PVC phi 21, làm nơi ẩn náo cho lươn. 

Nói về nuôi lươn thịt, ông Nguyễn Chí Tư cho biết: Con lươn rất phù hợp cho phát triển kinh tế hộ gia đình hiện nay ở nông thôn. 

Bởi kỹ thuật nuôi lươn, chăm sóc lươn đơn giản, phòng bệnh là chính. Nhu cầu thị trường tiêu thụ lươn thịt cao; nếu được chuyển giao kỹ thuật, đầu tư vốn khoảng 30 triệu đồng/hộ cho nuôi lươn, cuộc sống của người dân sẽ có nhiều thay đổi.

Cũng theo ông Nguyễn Chí Tư, việc chọn xây dựng các ao nuôi trong nhà vừa đảm bảo được môi trường không thay đổi, chênh lệch giữa ngày và đêm sẽ mang lại cho con lươn an toàn trước các tác động của môi trường. Từ đó, việc phòng bệnh mang lại hiệu quả cao nhất.

Trà Vinh: Một nông dân nuôi con "ăn dơ ở sạch", bán làm đặc sản ai đến xem cũng thán phục - Ảnh 2.

Bể lươn nuôi không bùn 10 tháng tuổi của ông Nguyễn Chí Tư.

Theo UBND xã An Quảng Hữu, phong trào nuôi lươn trong bể không bùn của xã hiện có hơn 10 hộ tham gia, rãi rác ở các ấp. 

Hiệu quả bước đầu mang lại của mô hình nuôi lươn không bùn rất tích cực. Theo một số hộ nuôi lươn ở ấp Vàm cho biết: Lươn thịt sẽ cho lợi nhuận cao gấp 3 lần vốn đầu tư ban đầu chỉ sau 8 đến 10 tháng nuôi. Lươn thịt đạt trọng lượng từ 200 gram con đạt loại 1 có giá dao động từ 140.000-150.000đ/kg và hiện tại không đủ cung cấp cho thị trường.

Mô hình nuôi lươn không bùn mở ra một hướng sản xuất mới cho người dân, nhất là những hộ có ít đất sản xuất.

Mỗi bể nuôi lươn không bùn có diện tích rất nhỏ, cũng như rất phù hợp với những lao động lớn tuổi ở địa phương.

Nuôi lươn thịt công chăm sóc thấp, có chi phí vừa phải; việc phòng ngừa bệnh đơn giản, dễ thực hiện…Theo ghi nhận của chúng tôi, hiện nay, nhu cầu nuôi lươn thịt trên ao không bùn ở xã An Quảng Hữu là rất cao.

Nếu được sự quan của cơ quan chuyên môn, nuôi lươn thịt sẽ mở ra hướng chuyển biến tích cực trong việc thực hiện đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, mở ra hướng sản xuất theo chuỗi giá trị để cung ứng cho thị trường, giúp người dân tăng thu nhập trong điều kiện thời tiết có nhiều biến đổi hiện nay.


Hồng Phúc (Cổng TTĐT huyện Trà Cú)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem