Những cụm, tuyến dân cư ổn định cho người dân vùng sạt lở bờ sông, bờ biển (Kỳ 2)

Khương Lực Thứ ba, ngày 19/12/2023 17:14 PM (GMT+7)
Những hộ dân bị mất nhà cửa do sạt lở bờ Kênh Xáng ở ấp Tân Hậu A1, xã Tân An, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang đã được bố trí, ổn định vào tuyến dân cư mới. Có chỗ ở mới an toàn, các hộ dân đã yên tâm làm ăn, phát triển kinh tế gia đình ngày càng khấm khá, đi lên.
Bình luận 0

Kỳ 2: Người dân bờ Kênh Xáng mong sớm an cư

Tuyến lộ đi tới khu tái định cư ở ấp Tân Hậu A1, xã Tân An, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang rộng thênh thang, các phương tiện giao thông đi lại thuận tiện. Nằm cạnh tuyến đường này là nhà của 23 hộ dân vùng sạt lở bờ Kênh Xáng.

Người dân vui mừng khi cuộc sống ổn định

Tuyến lộ đi tới khu tái định cư ở ấp Tân Hậu A1, xã Tân An, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang rộng thênh thang, các phương tiện giao thông đi lại thuận tiện. Nằm cạnh tuyến đường này là nhà của 23 hộ dân vùng sạt lở bờ Kênh Xáng.

Những cụm, tuyến dân cư ổn định cho người dân vùng sạt lở bờ sông, bờ biển (Kỳ 2)- Ảnh 1.

23 hộ dân vùng sạt lở bờ Kênh Xáng, ấp Tân Hậu A1, xã Tân An, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang đã được bố trí, ổn đinh cuộc sống nơi tuyến lộ mới an toàn. Ảnh: Khương Lực

Những cụm, tuyến dân cư ổn định cho người dân vùng sạt lở bờ sông, bờ biển (Kỳ 2)- Ảnh 2.

Về nơi ở mới được hơn 3 năm, đến nay gia đình bà Phan Thị Giúp ở ấp Tân Hậu A1, xã Tân An, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang cho biết: "Nhà tôi nhờ làm nấm bào ngư mà cuộc sống thay đổi". Cuộc sống gia đình bà nay đã ổn định, không lo nghĩ tới chuyện bị sạt lở nữa. Ảnh: Khương Lực

Về nơi ở mới được hơn 3 năm, đến nay gia đình bà Phan Thị Giúp ở ấp Tân Hậu A1 đã có nhiều đổi thay. Nhớ lại năm nhà bị sạt lở xuống Kênh Xáng, bà Giúp vẫn không khỏi rùng mình, ớn lạnh. Năm đó, ngôi nhà mà gia đình bà sinh sống bất ngờ bị sạt lở xuống Kênh Xáng. "Nhà bị sạt lở dữ lắm, chở đồ không kịp luôn" – bà Giúp nói.

Từ ngày được di dời về tuyến dân cư ngay cạnh tuyến đường thoáng, rộng, gia đình bà Giúp đã có cuộc sống ổn định. Bà và các thành viên trong gia đình yên tâm, ăn ngủ ngon giấc. Do không có đất sản xuất nên khi được bố trí vào tuyến dân cư, bà đã dành một phần đất để sản xuất nấm bào ngư.

"Nhà tôi nhờ làm nấm bào ngư mà cuộc sống thay đổi" – bà Giúp nói. Với khoảng 2.000 bịch nấm bào ngư, sau khi vào giống chừng 3 tháng thì bắt đầu cho thu hoạch bông. Cách hai tuần bà lại bẻ bông một lần, thu khoảng 90kg nấm bào ngư. Giá bán nấm bào ngư hiện đang ở mức 50.000 đồng/kg. Với nguồn thu nhập ổn định từ nghề làm nấm, cuộc sống gia đình bà dần ổn định, khấm khá.

Có được căn nhà mới, điện nước đầy đủ, người dân ở khu tái định cư ấp Tân Hậu A1 rất phấn khởi, an tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình. "Trước đây, gia đình tôi sống ở khu sạt lở cuộc sống không được an toàn cho mấy. Nhờ các cấp chính quyền từ Trung ương tới địa phương quan tâm đến người dân đưa lên khu dân cư này thì cuộc sống thấy ổn định, con cháu học hành được. Cuộc sống không lo về nhà cửa nữa, làm sống cũng được, đỡ hơn trước" – ông Nguyễn Văn Minh, ấp Tân Hậu A1, xã Tân An, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang chia sẻ.

Sống trong những ngôi nhà khang trang, nằm kề ngay bên lộ thoáng rộng, gia đình ông Trần Thanh Tấn ở ấp Tân Hậu A1 thấy cuộc sống yên tâm, không phải lo chạy sạt lở như trước nữa. Nhờ làm 4 công lúa và buôn bán nên cuộc sống gia đình ông ổn định, không phải lo nghĩ gì nhiều.

Hàng trăm hộ dân mong sớm an cư

Hơn 10 năm qua, bờ Kênh Xáng liên tiếp xảy ra tình trạng sạt lở, đe dọa tới tính mạng con người, khiến nhiều hộ dân phải di dời khẩn cấp. Năm 2019, UBND tỉnh An Giang đã phê duyệt, chấp thuận đầu tư Dự án đường tránh sạt lở bờ Bắc Kênh Xáng nhằm di dời các hộ dân bị sạt lở, trôi mất nhà đến vùng tái định cư, ổn định cuộc sống. Dự án thiết kế bố trí cho 26 hộ dân, đến nay mới bố trí được cho 23 hộ.

Những cụm, tuyến dân cư ổn định cho người dân vùng sạt lở bờ sông, bờ biển (Kỳ 2)- Ảnh 4.

Ông Phan Thanh Bình, trưởng ấp Tân Hậu A1, xã Tân An, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang cho biết, đối với ấp Tân Hậu A1, khu sạt lở hiện nay trên dưới 500 hộ cần nhất thiết vào cụm, tuyến dân cư để mà có cuộc sống ổn định cho bà con.Ảnh: Khương Lực

Ông Phan Thanh Bình, trưởng ấp Tân Hậu A1, xã Tân An, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang cho biết, đối với ấp Tân Hậu A1, khu sạt lở hiện nay trên dưới 500 hộ cần nhất thiết vào cụm, tuyến dân cư để mà có cuộc sống ổn định cho bà con. "Hàng ngày mưa về, lũ lớn đe dọa tính mạng, gia đình gặp nhiều khó khăn, cuộc sống gặp nhiều bấp bênh. Đi đứng cũng như làm ăn hàng ngày gặp nhiều khó khăn" – ông Bình nói.

Ông Nguyễn Văn Sơ, ấp Tân Hậu A1, xã Tân An, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang cho biết, nhu cầu di dời của các hộ dân sống dọc tuyến lộ chính của Kênh Xáng rất cấp thiết do tình hình sạt lở diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường. "Ngày trước nhà tôi cách bờ sông xa lắm. Hiện tại do đất lở, sói mòn nó làm lở đất của bà con 2 bờ kênh, có một số hộ bị lở xuống sông luôn, phải siết lại, giờ lâm vào cảnh màn trời, chiếu đất" – ông Sơ cho biết.

Theo ông Sơ, hiện nay khu vực bố trí tái định cư cho các hộ dân vùng sạt lở bờ Kênh Xáng đã giải phóng xong mặt bằng. Vì thế, ông kiến nghị các cấp chính quyền sớm xây dựng, hoàn thiện tuyến dân cư cho các hộ nguy cơ sạt lở cao vào sinh sống ổn định.

Liên quan tới kiến nghị của người dân ấp Tân Hậu A1, lãnh đạo Ban quản lý Đầu tư xây dựng dự án thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang cho biết, Dự án đường tránh sạt lở bờ Bắc Kênh Xáng giai đoạn 1 đã triển khai hoàn thành từ năm 2019-2020. Đến nay, dự án được mở rộng nhằm bố trí cho khoảng 209 hộ dân nên địa phương đang chờ vốn để triển khai tiếp.

Theo ông Trương Ngọc Hưng, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang, Dự án đường tránh sạt lở bờ Bắc Kênh Xáng trước đây có vốn dưới 15 tỷ đồng nên UBND tỉnh An Giang phân cấp cho thị xã Tân Châu phê duyệt. Sau này,  do nhu cầu của người dân và địa phương, dự án đã điều chỉnh lên với tổng vốn đầu tư khoảng 49 tỷ đồng, trong đó vốn Ngân sách Trung ương, tỉnh An Giang hỗ trợ 16,1 tỷ đồng trong năm 2022, còn lại phần vốn của ngân sách cấp thị xã Tân Châu – hiện rà soát nhu cầu vốn để bố trí. 

 Chương trình bố trí dân cư theo Quyết định số 590/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được phê duyệt thực hiện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đặc biệt là đối với các hộ vùng sạt lở bờ sông tại An Giang có ý nghĩa quan trọng, thiết thực, mang tính nhân văn cao cả. Với việc chủ động động bố trí các hộ dân ra khỏi địa bàn có nguy cơ cao về thiên tai, sạt lở bờ sông, bờ biển đã góp phần hạn chế thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra, tạo điều kiện để các hộ dân từng bước ổn định đời sống và sản xuất.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem