Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Vụ phóng diễn ra sau khi hải quân Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản tổ chức các cuộc tập trận chống tàu ngầm ba bên lần đầu tiên trong 5 năm vào ngày 30/9, và sau chuyến thăm của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris tới Hàn Quốc vào tuần này.
Đây là vụ phóng tên lửa thứ 4 của Triều Tiên chỉ tính riêng trong tuần qua, sau các vụ phóng hôm 25/9, 28/9 và 29/9.
Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cũng thông báo có ít nhất hai vụ thử tên lửa đạn đạo bị nghi ngờ của Bình Nhưỡng. Đài NHK dẫn một nguồn tin chính phủ cho biết, quả tên lửa thứ hai đã rơi bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản.
Các nhà phân tích coi việc tăng cường thử nghiệm tên lửa của Triều Tiên là một nỗ lực nhằm chế tạo vũ khí, cũng như tận dụng lợi thế khi thế giới đang bị phân tâm bởi cuộc xung đột Ukraine và các cuộc khủng hoảng khác để "bình thường hóa" các cuộc thử nghiệm.
Giáo sư Leif-Eric Easley tại Đại học Ewha ở Seoul cho biết: "Bất chấp những điểm yếu bên trong và sự cô lập quốc tế của Triều Tiên, họ đang nhanh chóng hiện đại hóa vũ khí và tận dụng lợi thế của một thế giới bị chia cắt bởi sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như việc Nga sáp nhập thêm lãnh thổ Ukraine".
"Bình Nhưỡng cũng đang đặt ra thách thức cho Seoul trong bối cảnh nền chính trị Hàn Quốc đang gặp khó khăn bởi những bất đồng nội bộ", ông lưu ý.
Triều Tiên đã phải chịu các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc kể từ năm 2006 để cắt nguồn tài trợ cho các chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng.
Triều Tiên bác bỏ các nghị quyết của Liên Hợp Quốc, cáo buộc chúng làm ảnh hưởng tới quyền tự vệ và thăm dò không gian của nước này. Bình Nhưỡng đồng thời chỉ trích các cuộc tập trận quân sự của Mỹ và Hàn Quốc, cho rằng đây là hành động thù địch.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.