Theo người dân xã Quế Thuận, từ đầu tháng 12-2010 đến nay, mưa phùn kết hợp với rét hại liên tục hoành hành khiến cây lúa không sinh trưởng được. Trong khi đó, cây lúa lại đang trong thời kỳ thụ phấn nên hàng chục ha ở các thôn 2, 3, 4, 5 (xã Quế Thuận), Nghi Trung, Nghi Hạ, (xã Quế Hiệp) gần như mất trắng. Còn một đợt lúa nữa đang chờ đơm bông, nhưng người dân vẫn không hy vọng vì thời tiết những ngày qua vẫn còn lạnh lẽo và diễn biến phức tạp.
|
Người dân cắt bỏ lúa hư lúc còn xanh đem về cho trâu bò. |
Anh Đoàn Ngọc Phương (tổ 4B, thôn Nghi Hạ, xã Quế Hiệp) ngao ngán “Cứ thời tiết kiểu này thì gieo sớm, gieo muộn chi cũng hư cả. Nhà tôi làm 6 sào, lên đòng từ tháng Giêng đến nay "đi" sạch trơn, không du di một hạt”. Anh Phương còn cho biết, trong những ngày qua nhiều người dân ở các vùng lân cận thường xuyên đến nhà anh xin lúa hư về cho trâu, bò.
Xã đang chỉ đạo các thôn tiến hành thống kê diện tích lúa mất trắng để báo cáo lên trên, yêu cầu trợ cấp cho người dân.
Ông Nguyễn Ngọc Mai - Phó Chủ tịch UBND xã Quế Thuận
Đứng trước tình cảnh lúa hư hỏng hàng loạt, nhiều người "cứu vãn tình thế" bằng cách sử dụng các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh kết hợp với thuốc dưỡng bông nhưng cuối cùng cũng mất "cả chì lẫn chài".
Chị Phan Thị Phùng (tổ 2, thôn Nghi Trung, xã Quế Hiệp) buồn bã nói: “Chừ lúa trổ lên đỏ hết, phun thuốc kiểu chi cũng không lại”. Trước nỗi lo miếng cơm manh áo, nhiều người hối hả phá lúa hư để trồng lại các loại hoa màu như khoai, sắn, bắp để kịp thu hoạch vào mùa sau.
Được biết, phần lớn lúa hư ở Quế Hiệp là giống trung ngày và ngắn ngày; lại gieo trồng đúng vào thời điểm lịch nước trời nên không đảm bảo nguồn nước trong vụ đông xuân. Tuy nhiên, thời tiết lạnh kéo dài trong những tháng vừa qua là nguyên nhân chính gây hư hỏng hàng loạt. Mặc dù, chính quyền địa phương có khuyến cáo bà con không nên gieo sạ sớm, nhưng nhiều người dân vẫn gieo lúa trước mùa vụ.
Quế Hiệp
Vui lòng nhập nội dung bình luận.