Một nông dân Sơn La "bỏ túi" nửa tỷ đồng mỗi năm nhờ trồng cây na sầu riêng quả to bự, nuôi bò vỗ béo

Văn Ngọc Thứ ba, ngày 05/11/2024 18:54 PM (GMT+7)
Ông Phùng Quang Mai, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã thành công với mô hình trồng na sầu riêng và chăn nuôi bò vỗ béo. Từ một gia đình nghèo khó, bằng quyết tâm vươn lên, gia đình ông Mai đã trở thành gia đình khá trong nhất vùng.
Bình luận 0

Clip: Mô hình trồng na sầu riêng, nuôi bò vỗ béo của ông Phùng Quang Mai, nông dân xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La cho thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm

Nông dân ghép na dai với na sàu riêng cho thu nhập cao

Đường vào các thôn bản của xã Cò Nòi giờ đã được mở rộng, đổ bê tông phẳng lì, không còn đường đất, lỗi mòn bụi bẩn như trước nữa. 

Cò Nòi là vùng đất sinh sống của đồng bào dân tộc Thái, Kinh, Mông,… Nếu như vài chục năm trước đây, khi nhắc đến Cò Nòi, người ta sẽ nghĩ ngay đến vùng đất của cây ngô, cây sắn, cuộc sống của đồng bào các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, kiếm từng bữa ăn hàng ngày. 

Thì đến nay, vùng đất này đã đổi thay. Người dân thi đua phát triển kinh tế, với đa dạng các mô hình chăn nuôi, mô hình trồng cây ăn quả. Từ những cách làm trên, vùng đất này đã xuất hiện nhiều triệu phú, tỷ phú.

Được hội nông dân giới thiệu, chúng tôi về bản Mé Lếch gặp ông Phùng Quang Mai, ông là người dám nghĩ, dám làm, thay đổi tư duy trong phát triển kinh tế ở vùng đất này. Mô hình vườn cây ăn quả, kết hợp với nuôi bò vỗ béo của gia đình ông mỗi năm cho thu nửa tỷ đồng.

Bỏ túi hàng trăm triệu/năm nhờ trồng cây na sầu riêng kết hợp với nuôi bò vỗ béo - Ảnh 1.

Ông Phùng Quang Mai, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La bọc những quả na của gia đình khỏi sâu bệnh gây hại. Ảnh: Văn Ngọc

Nhà của ông Mai nằm ở cuối bản. Ngôi nhà mái thái được xây dựng kiên cố, nằm gọn trong vườn cây na, lá xanh ngắt, cây nào cây đấy cho sai chíu quả. 

Hôm chúng tôi xuống thăm nhà, ông Mai đang ở trong vườn, bọc từng quả na bằng túi bao trái chuyên dụng để phòng trừ sâu, bệnh làm ảnh hưởng đến mẫu mã, chất lượng quả na. 

Ông Mai là người dân tộc Kinh với nước da nâu đen, người nhỏ con, chân tay nhanh nhẹn, thoan thoát. Với bộ quần áo lao động, giọng nói ấm áp bước ra tư vườn na, ông đưa đôi bàn tay chai sần nắm lấy đôi tay của chúng tôi mời thăm vườn.

Vườn na của ông Mai được trồng ở khoảng vườn sau nhà rộng chừng nửa ha. Các cây, các hàng được bố trí bài bản, theo hàng, theo lối. 

Dưới mỗi gốc na là một bao phân ủ hoai mục và một ống tưới nhỏ giọt. Trên thân cây cành, lá được cắt tỉa ngon gằn theo chủ đích của chụ vườn; quả na nào có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, ngoại hình đẹp sẽ được để lại vào bao trái cẩn thận để phòng trừ sâu bệnh hại. 

"Mình trồng như này để thuận tiện cho việc chăm sóc, đi lại trong vườn thuận tiện hơn, vườn cũng gọn gàng hơn", ông Mai nói.

Bỏ túi hàng trăm triệu/năm nhờ trồng cây na sầu riêng kết hợp với nuôi bò vỗ béo - Ảnh 2.

Vườn na của gia đình ông Phùng Quang Lâm có 350 cây. Ảnh: Văn Ngọc

Ngồi dưới bóng mắt của vườn cây na, ông Mai xởi lởi chia sẻ: Trước đây, gia đình ông gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, phải thuộc hộ khó khăn nhất vùng. 

Toàn bộ vườn na này của gia đình ông là na dai, qua vài năm canh tác, cây na dai phát triển chậm, thường bị sâu bệnh hại, năng xuất, chất lượng quả kém, cùng với đó giá cả không ổn định, gia đình ông đã quyết định cắt tỉa và ghép toàn bộ điện tích na dai sang giống na sầu riêng.

Cũng theo ông Mai, đối với cây na sầu riêng, nếu bón phân hóa học quá nhiều làm ảnh hưởng đến cây, năng suất sẽ không cao, nên ông đã tận dụng chất thải trong chăn nuôi, ủ thành phân hoai mục bón cho cây. 

Hiện nay gia đình ông Mai trồng 350 gốc na, chăm sóc đúng quy trình, thực hiện khắt khe các bước chăm bón. 

Nhờ vậy sản phẩm na của gia đình ông được thương lái đến thu mua tận vườn. Một phần gia đình ông có hợp đồng bao tiêu với một số siêu thị, cửa hàng nông sản sạch tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải phòng. Trừ chi phí gia đình thu về hơn 300 triệu đồng từ vườn na.

Bỏ túi hàng trăm triệu/năm nhờ trồng cây na sầu riêng kết hợp với nuôi bò vỗ béo - Ảnh 3.

Từ trông na sầu riêng, mỗi năm gia đình ông Phùng Quang Mai thu lời gần 300 triệu đồng. Ảnh: Văn Ngọc

Nông dân vùng cao thành công với mô hình nuôi bò vỗ béo

Không chỉ là hộ phát triển cây ăn quả tiêu biểu của địa phương, gia đình ông Mai còn là hộ chăn nuôi giỏi của vùng với mô hình nuôi bò vỗ béo. 

Mỗi năm gia đình ông Mai nuôi và xuất bán khoảng 60 con bò thương phẩm đã được vỗ béo. Gia đình ông thu về hơn 300 triệu đồng. Chất thải từ chăn nuôi sẽ được ông tận dụng làm phân hoai mục bón cho vườn cây.

Chia sẻ về bí quyết chăn nuôi bò vỗ béo cho hiệu quả kinh tế cao, ông Mai nói: Để nuôi bò hiệu quả và nhanh có lãi, gia đình ông tìm mua những con bò gầy, khung. Số bò khung ấy, đưa về tẩy giun sán, tiêm phòng các loại vacxin phòng bệnh. 

Cung cấp đầy đủ thức ăn cho bò, chăm sóc, phòng bệnh cho tốt là bò sẽ lớn nhanh, khỏe mạnh, rút ngắn được thời gian xuất chuồng. Để tăng cường lượng thức ăn phong phú, chủ động, ông đã đi thu mua ngọn mía, rơm của các hộ khác về ủ làm thức ăn dự trữ để bò ăn dần.

Bên cạnh đó, để đàn bò phát triển khỏe mạnh, chóng lớn, điều quan trọng nữa là làm chuồng trại phải đảm bảo thông thoáng về mùa hè, giữ ấm về mùa đông. Thường xuyên vệ sinh chuồng trại để ngăn ngừa dịch bệnh.

Cho đàn bò ăn 3 lần, sáng, trưa và tối, cỏ tươi kết hợp thức ăn tinh như cám, bột ngô... đặc biệt là tiêm đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho đàn trâu, bò.

Bỏ túi hàng trăm triệu/năm nhờ trồng cây na sầu riêng kết hợp với nuôi bò vỗ béo - Ảnh 4.

Ông Phùng Quang Mai chăn nuôi bò theo hình thức vỗ béo. Ảnh: Văn Ngọc

Nhân xét về hội viên nông dân Phùng Quang Mai, ông Lò Văn Tiện, Chủ tịch Hội Nông dân xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, Sơn La cho biết: Nhờ cần cù, ham học hỏi, tư duy đổi mới nên ông Phùng Quang Mai đã thành công với mô hình kinh tế của gia đình. Mô hình nuôi bò vỗ béo, tận dụng chất thải trong chăn nuôi để làm phân bón cho cây của gia đình ông Mai đang được bà con trong bản học tập, nhân rộng.

Bỏ túi hàng trăm triệu/năm nhờ trồng cây na sầu riêng kết hợp với nuôi bò vỗ béo - Ảnh 5.

Mỗi năm gia đình ông Phùng Quang Mai xuất bán 55-70 con bò đã được vỗ béo. Ảnh: Văn Ngọc

Cũng theo Chủ tịch Hội Nông dân xã Cò Nòi, Hội luôn xác định phong trào "Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi" là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. 

Hội đã tích cực triển khai các hoạt động thiết thực đến từng hội viên nông dân thông qua tư vấn, hỗ trợ vay vốn, mua vật tư trả chậm...
Đồng thời vận động hội viên chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm…

Đặc biệt là mấy năm trở lại đây, hội viên nông dân đã chủ động sản xuất, hình thành vùng trồng mía, rau xanh, dâu tây, phát triển trồng các loại cây ăn quả trên đất dốc, như: Na, xoài, nhãn, bưởi, các mô hình chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà, dê… 

Có thể thấy phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, Hội Nông dân xã Cò Nòi không chỉ khơi dậy tinh thần dám nghĩ, dám làm vượt khó vươn lên làm giàu của mỗi hội viên nông dân mà còn góp phần tích cực sự phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem