Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Clip: 20 năm cây chè đặc sản bén rễ trên đất Phiêng Cằm, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La).
Dẫn chúng tôi đến thăm những đồi chè đặc sản Phiêng Cằm đang vào thời kỳ thu hái búp, ông Lò Văn Phúc, bản Nong Tầu Thái, năm nay đã gần 60 tuổi, nhớ lại: Năm 2000, gia đình tôi trồng được khoảng 3.000 m2 cây chè san tuyết cổ thụ. Đến năm 2002, Công ty Dịch vụ và Phát triển chè Sơn La vào đây ươm giống chè Đài Loan, Bát Tiên, Ô Long, Kim Tuyên... để cho người dân chúng tôi trồng.
Năm 2005, gia đình tôi trồng thêm 4.000 m2 những giống chè đặc sản. Tuy nhiên, sau nhiều năm dày công chăm sóc khi đến mùa thu hoạch do giá chè thấp, giao thông đi lại vô cùng khó khăn nên cây chè dần bị bỏ hoang, gia đình tôi cũng không mặn mà chăm sóc nên khoảng 3.000 m2 diện tích chè đã bị bệnh và chết gần hết.
Ông Sùng A Châu, bản Nong Tầu Mông cho hay: Năm 2002, Công ty Dịch vụ và Phát triển chè Sơn La thuộc doanh nghiệp Nhà nước đầu tư vào để vận động nhân dân góp đất để trồng chè. Sau khi Công ty hoạt động không hiệu quả và bị phá sản thì Công ty cổ phần Chè Sơn La mới đấu thầu và mua những diện tích chè còn lại để quy hoạch thành vùng nguyên liệu. Từ đó, Công ty cổ phần Chè Sơn La thuê lại đất của các hộ dân đã trồng chè ở các bản để sản xuất chè. Khi chuyển sang Công ty cổ phần Chè Sơn La, cây chè đã dần được khôi phục và phát triển ổn định.
Trước đây, cây chè do Công ty Dịch vụ và Phát triển chè Sơn La liên kết với các hộ dân trong xã đầu tư, sản xuất, chế biến chè. Năm 2002, toàn xã có 20 ha chè giống Kim Tuyên, Bát Tiên, Ô Long, Đài Loan. Sau đó, diện tích cây chè từng bước được người dân mở rộng tăng từ 20 lên 70 ha duy trì cho đến năm 2013. Tuy nhiên, do đường giao thông khó khăn, giá chè thu mua rẻ, nhiều diện tích bị sâu bệnh hại, Công ty đã trả lại đất cho người dân, nhiều hộ phá bỏ cây chè để chuyển sang trồng cây khác. Sau đó, Công ty phá sản, nên Công ty cổ phần Chè Sơn La đã mua lại tài sản và toàn bộ diện tích chè thông qua đấu giá.
Hiện nay, toàn xã Phiêng Cằm có 25 ha chè, được trồng tập trung ở các bản Nong Tầu Mông, Nong Tầu Thái, Huổi Nhả, Phiêng Phụ. Những năm qua, Công ty cổ phần Chè Sơn La đã khôi phục, phát triển diện tích chè, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn.
Gắn bó với cây chè Phiêng Cằm từ những năm 2000 cho đến nay, bà Nguyễn Thị Phượng, Phó Giám đốc Công ty cổ phần Chè Sơn La, kể: Sau khi Công ty Dịch vụ và Phát triển chè Sơn La phá sản, chúng tôi nhận thấy tiềm năng và sự phát triển của cây chè đặc sản vùng Phiêng Cằm rất lớn. Do đó, Công ty cổ phần Chè Sơn La đã tập trung thâm canh cây chè và từng bước khôi phục lại cây chè cũng như đầu tư cơ sở vật chất để chế biến thành sản phẩm chè.
Cây chè trồng ở Phiêng Cằm được trồng trong điều kiện thời tiết, đất đai rất thuận lợi ở độ cao 1.200 m. Trong đó, có giống chè Đài Loan, có sự khác biệt so với các loại giống khác như giống chè LDP1, LDP2 của huyện Thuận Châu và chè Mộc Châu là nước chè xanh và thơm.
Năm 2016, khi Công ty cổ phần Chè Sơn La đi vào hoạt động, Công ty đã đầu tư thâm canh phát triển vùng nguyên liệu 20 ha chè giống gốc ở Phiêng Cằm. Đồng thời, sản phẩm chè Phiêng Cằm cũng từ đó từng bước chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài tỉnh. Nhờ vậy, thương hiệu và vị thế của chè Phiêng Cằm đang từng bước khẳng định và vươn xa hơn.
Cũng theo bà Phượng, hiện vùng nguyên liệu chè phục vụ cho Công ty có diện tích 20 ha được giao cho 40 hộ dân tại 3 bản Nong Tầu Thái, Nong Tầu Mông và Huổi Nhả chăm sóc. Đây là những hộ dân được Công ty thuê đất và giao các hộ dân này chăm sóc, như bón phân, cắt cỏ, phun thuốc, thu hái, góp phần tạo công ăn việc làm cũng như thu nhập cho người dân. Ngoài ra, Công ty còn tạo việc làm thời vụ cho hàng trăm lao động địa phương mỗi khi vào vụ thu hái chè búp tươi.
Sản lượng chè sẽ tăng hoặc giảm phụ thuộc vào thời tiết và khí hậu. Riêng vụ chè năm 2021, Công ty mất hẳn 2 tháng, 2 lứa chè không được thu do thời tiết nắng hạn, sâu bệnh phát triển mạnh làm búp chè bị hỏng. Năm nay, thời tiết mưa thuận gió hòa, sản lượng đã tăng lên đáng kể, từ đầu năm 2022 đến nay, Công ty đã thu được 2 lứa chè búp tươi và thu được 12 tấn chè khô các loại, hiện đang vào hái lứa thứ 3. Dự kiến hết vụ năm nay, Công ty sẽ thu hơn 20 tấn chè khô xuất bán ra thị trường.
Để nâng cao chất lượng sản phẩm chè, Công ty đã đầu tư nhà xưởng, dây chuyền công nghệ sản xuất, chế biến. Đồng thời, Công ty quản lý toàn bộ từ giống, quy trình chăm sóc, chế biến đến quyết định ngày thu hái. Cử cán bộ kỹ thuật thường xuyên về các bản hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, thu hái, đảm bảo chất lượng sản phẩm từ khâu nguyên liệu.
Anh Lò Văn Thoan, cán bộ kỹ thuật của Công ty cổ phần Chè Sơn La, cho hay: Tôi thường xuyên hướng dẫn kỹ thuật cho bà con chăm sóc bón phân, phun thuốc theo đúng liều lượng. Đặc biệt để có sản phẩm chè chất lượng tốt nhất, tôi hướng dẫn bà con hái đúng 1 tôm 2 lá. Sau khi hái ở vườn chè về xưởng được bảo quản tươi, rồi đưa vào chế biến, xào lăn và đưa ra tạo hương theo đúng quy trình rồi mới vận chuyển về Công ty cổ phần Chè Sơn La ở thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn để đóng gói phân loại sản phẩm và xuất bán ra thị trường.
Về xã Phiêng Cằm, huyện Mai Sơn hôm nay chúng tôi được nghe bà con xã vùng cao nơi đây kể cho nhau về phong trào thi đua phát triển kinh tế để xóa đói, giảm nghèo, nỗ lực vươn lên làm giàu chính đáng.
Ông Mùa A Sồng, Bí thư Đảng ủy xã Phiêng Cằm, huyện Mai Sơn, cho biết: Trước đây, tuyến đường vào trung tâm xã chưa được nhựa hóa, bà con gặp muôn vàn khó khăn, nhất là việc đi lại, giao thương hàng hóa nông sản của bà con. Bây giờ thì khác rồi có đường giao thông thuận lợi, đã giúp bà con phát triển kinh tế, từng bước vươn lên thoát nghèo. Đời sống của người dân đang dần khá lên, nhiều hộ đã xây nhà mới khang trang, nhiều nhà hàng kinh doanh dịch vụ… cũng đang mọc lên, minh chứng về vùng đất một thời đầy gian nan nay đã đổi thay rõ rệt.
Theo ông Sồng chè là một trong những cây trồng ổn định ở xã, mang lại thu nhập cao, giờ người dân chỉ chăm sóc và thu hái nên không vất vả như trồng ngô, sắn. Trung bình mỗi năm, bà con có thể thu hái 3-4 lứa chè, mỗi một lần thu hái, có hộ thu nhập 20 triệu đồng, trở thành nguồn thu nhập chính cho người dân nơi đây.
Điển hình như, gia đình ông Lò Văn Phúc, dân tộc Thái, bản Nong Tầu Thái hiện đang nhận chăm sóc 1,3 ha 4 loại chè Đài Loan, Bát Tiên, Ô Long, chè Kim Tuyên, trung bình mỗi năm tính cả tiền hái và công chăm sóc, gia đình ông Phúc có thu nhập từ 60 -70 triệu đồng. So với trồng ngô sắn thì cho hiệu quả kinh tế gấp nhiều lần. Nhờ gắn bó với cây chè, gia đình ông Phúc đã có cuộc sống khá giả, làm được nhà mới khang trang hơn.
Còn gia đình ông Sùng A Châu, dân tộc Mông, bản Nong Tầu Mông cũng tham gia chăm sóc hơn 7.000 m2 chè, gia đình ông Châu được giao chăm sóc, thu hái, mỗi năm gia đình có thu nhập khoảng 35 - 40 triệu đồng.
Việc duy trì được diện tích chè như hiện nay không chỉ góp phần nâng cao thu nhập cho người dân trong xã mà con thu hút nhiều du khách đến tham quan, trải nghiệm chụp ảnh lưu niệm. Đây sẽ là tiền đề để thời gian tới xã Phiêng Cằm quy hoạch thành khu du lịch cộng đồng, để được bạn bè, du khách gần xa biết đến vùng đất chè Phiêng Cằm nhiều hơn.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.