Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Từ nhiều năm nay, hơn 1.000m2 đất vườn của gia đình chị Bùi Thị Lý ở xóm Ào U, xã Nhân Mỹ (huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình) chỉ trồng rau và cây tạp.
Có thời điểm chị trồng nhiều rau mang ra chợ bán, lúc rau nhiều thì giá rẻ, lúc không có thì rau đắt. Tính ra công trồng rồi tự lo việc tiêu thụ nên thu nhập chẳng là bao.
Có lúc chị không muốn làm để cỏ mọc. Thời gian qua, gia đình chị đã mạnh dạn chuyển sang trồng cây nha đam với sự hỗ trợ kỹ thuật, tiêu thụ của HTX dịch vụ nông nghiệp Lương Phú (Tân Lạc).
Chị đăng ký trồng 5.000 cây nha đam trên khoảng 1.000m2, sau 7 - 8 tháng có thu. Chị Lý cho biết: Nếu không có liên kết, không tham gia HTX thì sản phẩm cũng chẳng biết bán cho ai. Tham gia vào HTX tôi học hỏi được nhiều kỹ thuật làm nông nghiệp, đặc biệt là việc tiêu thụ.
Chị Nguyễn Thị Bảy, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Lương Phú cho biết: Từ cuối năm 2022, HTX đưa cây nha đam vào trồng ở 4 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, đến nay đã trồng được gần 50 ha.
HTX và Công ty CP BioBee Việt Pháp ký hợp đồng đến năm 2024 trồng khoảng 100 - 200 ha cây nha đam. HTX nhận ủy quyền thu mua sản phẩm cho thành viên và các hộ liên kết. Giá thu mua bẹ nha đam hiện tại bình quân 2.400 đồng/kg.
Mô hình trồng cây nha đam dược liệu gắn với tiêu thụ sản phẩm ở xã Phong Phú, huyện Tân Lạc (tỉnh Hòa Bình) đã tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người nông dân.
Theo cơ quan chuyên môn và qua tìm hiểu được biết, nhu cầu nguyên liệu từ cây nha đam lớn, ứng dụng trong sản xuất thạch, nước uống và sữa chua nha đam, sản xuất mỹ phẩm, làm đẹp da, tác dụng tốt với tóc, tốt cho hệ tiêu hóa, giảm viêm loét dạ dày, hỗ trợ giảm cân, sản xuất các loại nước rửa chén, bát...
Ngoài ra còn có tác dụng chống sâu răng, hôi miệng, ngăn ngừa bệnh nướu răng; trị tình trạng khô môi; hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu; thanh nhiệt, đào thải độc tố; tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống mệt mỏi...
Đây là cây trồng phù hợp với đất đồi có độ dốc vừa phải, cho thu nhập bước đầu khả quan. Nhiều người cho rằng, nếu đầu ra và giá ổn định thì đây là cây giúp người dân xóa nghèo.
Trong thời gian tới, HTX đầu tư xưởng sơ chế, tiến tới tự sản xuất các sản phẩm như nước giặt, nước rửa bát… để cung cấp cho thị trường. Khi đã tự sản xuất được sẽ giúp bà con trong tỉnh thuận lợi tiêu thụ sản phẩm.
Một số mô hình HTX sản xuất theo chuỗi giá trị, có sự liên kết, hợp tác, có chỉ dẫn địa lý và thương hiệu cụ thể đã khắc phục được những yếu kém của sản xuất nông nghiệp, nhất là trong tiêu thụ nông sản, mở rộng thị trường, từ đó giúp nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo cho người dân và thành viên.
Hình thức chăn nuôi chủ yếu thả vườn đồi, chất lượng thịt thơm ngon. Sau khi thành lập, HTX định hướng phát triển chăn nuôi lợn bản địa theo chuỗi cung ứng cho người tiêu dùng từ chuồng trại đến bàn ăn.
Để nhân giống, HTX vận động những gia đình có giống lợn bản địa cho các xã viên, người liên kết nuôi rẽ với hình thức ăn chia giống mẹ hoặc con. Khi lợn sinh sản tạo điều kiện cho các hộ khác gây giống. Đến nay, HTX có khoảng 2.000 con lợn đen bản địa với 53 hộ chăn nuôi.
Sản phẩm thịt lợn của HTX đã có mặt ở thị trường trong tỉnh và các thị trường: Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh… Sản phẩm chất lượng, được giá, tiêu thụ mạnh, người chăn nuôi không lo đầu ra.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.