Trồng thứ cây như cây cảnh, bẹ mập ú mát lạnh, nông dân Ninh Thuận có thu nhập khỏe re

Nguyên Vỹ Thứ sáu, ngày 03/03/2023 06:10 AM (GMT+7)
Trước khi trở thành 1 trong 12 sản phẩm nông nghiệp đặc thù của Ninh Thuận, hiệu quả kinh tế từ cây nha đam không cao. Điều đó chỉ thay đổi khi nông dân trồng nha đam liên kết cùng doanh nghiệp hoàn thiện chuỗi giá trị cây nha đam.
Bình luận 0

Hiệu quả kinh tế từ trồng cây nha đam

Cây nha đam đã có mặt từ rất lâu trên vùng đất đầy nắng và gió tỉnh Ninh Thuận. Đây cũng là nơi có diện tích vùng nguyên liệu lớn của cả nước.

Toàn tỉnh Ninh Thuận có hơn 350ha cây nha đam, trồng tập trung chủ yếu ở phường Văn Hải, Mỹ Bình, Mỹ Hải (TP.Phan Rang - Tháp Chàm). Ảnh: Nguyên Vỹ

Toàn tỉnh Ninh Thuận có hơn 350ha cây nha đam, trồng tập trung chủ yếu ở phường Văn Hải, Mỹ Bình, Mỹ Hải (TP.Phan Rang - Tháp Chàm). Ảnh: Nguyên Vỹ

Bà Trương Thị Phượng, người dân ở phường Văn Hải (TP Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) cho biết, thổ nhưỡng ở Ninh Thuận không màu mỡ như các địa phương khác. Bù lại, loại đất pha cát cùng với khí hậu đầy nắng gió ở đây lại thích hợp với cây nha đam.

Bà Trương Thị Phượng liên kết trồng cây nha đam để cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp. Ảnh: Nguyên Vỹ

Bà Trương Thị Phượng liên kết trồng cây nha đam để cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp. Ảnh: Nguyên Vỹ

Bà Phượng trồng cây nha đam từ 20 năm nay. Bà Phượng kể ngày trước, cây nha đam sau khi thu hoạch phụ thuộc vào giá bán trôi nổi trên thị trường, thu nhập lên xuống thất thường.

Bà Phượng là một trong những nông dân sớm tham gia liên kết trồng cây nha đam cùng với công ty CP Cánh Đồng Việt (đơn vị thành viên Công ty GC Food ở TP.HCM).

Nông dân liên kết trồng cây nha đam ở phường Văn Hải (TP.Phan Rang - Tháp Chàm). Ảnh: Nguyên Vỹ

Nông dân liên kết trồng cây nha đam ở phường Văn Hải (TP.Phan Rang - Tháp Chàm). Ảnh: Nguyên Vỹ

Gia đình bà Phượng đang trồng 5.000m2 cây nha đam. Bà Phượng còn đứng ra tổ chức cho các hộ dân xung quanh trồng cây nha đam để cung cấp cho nhà máy.

Tổng diện tích trong tổ liên kết của bà Phượng hiện có hơn 8ha, mỗi tháng cho thu hoạch từ 250-300 tấn lá.

Hiện giá nha đam tăng cao. Công ty Cánh Đồng Việt đang thu mua lại từ nông dân với giá 2.800 đồng/kg. Tập kết nguyên liệu nha đam về nhà máy chế biến. Ảnh: Nguyên Vỹ

Hiện giá nha đam tăng cao. Công ty Cánh Đồng Việt đang thu mua lại từ nông dân với giá 2.800 đồng/kg. Tập kết nguyên liệu nha đam về nhà máy chế biến. Ảnh: Nguyên Vỹ

Bà Phượng nhẩm tính, theo giá bình quân trên thị trường khoảng 2.000 đồng/kg, mỗi sào (1.000m2) thu hoạch 4 tấn lá. Người trồng đạt doanh thu 8 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, nông dân thu lời hơn 4 triệu đồng/tháng.

"Hiện doanh nghiệp đang thu mua lại từ nông dân với giá 2.800 đồng/kg, hiệu quả kinh tế từ cây nha đam cao hơn so với các loại cây trồng ngắn ngày khác", bà Phượng nói.

Mở rộng vùng nguyên liệu cây nha đam

Ông Nguyễn Đức Thuận - Giám đốc CP Cánh Đồng Việt cho biết, với hệ thống máy móc, thiết bị được đầu tư bài bản, mỗi ngày công ty có thể chế biến 200 tấn lá nha đam.  

Mỗi ngày, công ty Cánh Đồng Việt có thể chế biến 200 tấn lá nha đam. Trong ảnh: Lá nha đam được vệ sinh trong băng chuyền. Ảnh: Nguyên Vỹ

Mỗi ngày, công ty Cánh Đồng Việt có thể chế biến 200 tấn lá nha đam. Trong ảnh: Lá nha đam được vệ sinh trong băng chuyền. Ảnh: Nguyên Vỹ

Nhân viên công ty sơ chế lá nha đam trước khi đưa vào chế biến. Ảnh: Nguyên Vỹ

Nhân viên công ty sơ chế lá nha đam trước khi đưa vào chế biến. Ảnh: Nguyên Vỹ

Nhu cầu tiêu thụ nha đam hiện rất lớn. Ngoài thị trường trong nước, công ty đang xuất khẩu nha đam đi 20 nước trên thế giới.

Vì thế, công ty rất cần nguyên liệu lớn, chất lượng và ổn định nên đang đẩy mạnh liên kết với nông dân và các HTX trồng cây nha đam để phục vụ chế biến. Đồng thời, công ty đặt nhà máy sản xuất nha đam ngay tại KCN Thành Hải (TP.Phan Rang - Tháp Chàm).

Từ vài chục hộ ban đầu, đến nay, công ty đã có hơn 200 hộ dân ở TP.Phan Rang – Tháp Chàm ký hợp đồng liên kết, trên diện tích 130ha.

Dây chuyền chế biến nha đam của Cánh Đồng Việt đạt chuẩn quốc tế FSSC 22000, và có công suất 200 tấn lá nha đam/ngày. Ảnh: PV

Dây chuyền chế biến nha đam của Cánh Đồng Việt đạt chuẩn quốc tế FSSC 22000, và có công suất 200 tấn lá nha đam/ngày. Ảnh: PV

Sản phẩm nha đam sau chế biến được đưa qua khâu dán nhãn, đóng gói. Ảnh: Nguyên Vỹ

Sản phẩm nha đam sau chế biến được đưa qua khâu dán nhãn, đóng gói. Ảnh: Nguyên Vỹ

Mỗi năm, công ty Cánh Đồng Việt xuất từ 4-5 tấn sản phẩm nha đam, doanh thu trung bình khoảng 3 triệu USD. Ảnh: Nguyên Vỹ

Mỗi năm, công ty Cánh Đồng Việt xuất từ 4-5 tấn sản phẩm nha đam, doanh thu trung bình khoảng 3 triệu USD. Ảnh: Nguyên Vỹ

Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Ninh Thuận đánh giá, việc liên kết với doanh nghiệp hình thành chuỗi sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm đã mở ra cơ hội thoát nghèo cho khu vực nông thôn, miền núi.

Phụ phẩm nha đam sau chế biến được tận trong mô hình nông nghiệp tuần hoàn để giảm giá thành đầu vào. Ảnh: Nguyên Vỹ

Phụ phẩm nha đam sau chế biến được tận trong mô hình nông nghiệp tuần hoàn để giảm giá thành đầu vào. Ảnh: Nguyên Vỹ

Phân bón hữu cơ vi sinh từ nha đam sẽ cung cấp ngược trở lại cho các loại cây trồng như táo, ổi, nho. Ảnh: Nguyên Vỹ

Phân bón hữu cơ vi sinh từ nha đam sẽ cung cấp ngược trở lại cho các loại cây trồng như táo, ổi, nho. Ảnh: Nguyên Vỹ

Nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu phục vụ cho chế biến, đầu năm 2022, Sở Khoa học Công nghệ tỉnh đã lựa chọn Công ty Cánh Đồng Việt để thực hiện mô hình, với vốn đầu tư 6,5 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ tháng 5/2021 đến tháng 4/2024.

Sau khi được hỗ trợ vốn, Cánh Đồng Việt đã thực hiện quy trình ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô giống nha đam sạch bệnh và trồng thí điểm 20ha tại thôn Xóm Bằng, xã Bắc Sơn (huyện Thuận Bắc), với 35 hộ dân tham gia.

Công ty Cánh Đồng Việt đầu tư hệ thống thủy lợi giúp cây nha đam phát triển tốt trên vùng đất khô hạn. Ảnh: Nguyên Vỹ

Công ty Cánh Đồng Việt đầu tư hệ thống thủy lợi giúp cây nha đam phát triển tốt trên vùng đất khô hạn. Ảnh: Nguyên Vỹ

Sau 1 năm, cây nha đam đã cho thu hoạch, hiệu quả kinh tế cao hơn 5-7 lần so với trồng bắp, tạo công ăn việc làm ổn định cho bà con dân tộc Raglai.

Ông Nguyễn Tấn Quang - Phó Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Ninh Thuận cho biết, việc phát triển vùng nguyên liệu nha đam tại xã Bắc Sơn là hướng đi đúng, góp phần nâng cao thu nhập, giảm nghèo hiệu quả cho đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương.

Sản phẩm nha đam phục vụ thị trường trong nước. Ảnh: Nguyên Vỹ

Sản phẩm nha đam phục vụ thị trường trong nước. Ảnh: Nguyên Vỹ

Công ty Cánh Đồng Việt đang có kế hoạch đưa sản phẩm nha đam thâm nhập thị trường TP.HCM . Ảnh: Nguyên Vỹ

Công ty Cánh Đồng Việt đang có kế hoạch đưa sản phẩm nha đam thâm nhập thị trường TP.HCM . Ảnh: Nguyên Vỹ

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem