Trồng thứ cây trông như cây cảnh, không phải cây tre, trồi lên vô số mầm măng mập mạp, nông dân Thái Bình đổi đời

Thứ tư, ngày 30/03/2022 13:25 PM (GMT+7)
Ngoài 50 tuổi mới khởi nghiệp, lại bắt đầu với cây măng tây xanh, một loại cây mới xuất hiện tại Thái Bình một vài năm trở lại đây. Thế nhưng, sau 2 năm gieo trồng, ông Nguyễn Thành Trung ở xã Quỳnh Giao, huyện Quỳnh Phụ (tỉnh Thái Bình) đã có thu nhập cao từ cây trồng này.
Bình luận 0

Năm 2018, ông Nguyễn Thành Trung trở về quê hương thuê lại 1,5 ha đất bãi bồi thuộc xã Quỷnh Giao để trồng măng tây xanh. 

Trồng thứ cây trông như cây cảnh, không phải cây tre, trồi lên vô số mầm măng mập mạp, nông dân Thái Bình đổi đời - Ảnh 1.

Măng tây xanh phát triển tốt của ông Trung, xã Quỳnh Giao, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.

Bỏ qua những cách làm truyền thống, ông Trung áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Từ khâu xử lí đất, hệ thống tưới nhỏ giọt, hệ thống cung cấp phân bón, tất cả đều được tự động hoá.

Trồng thứ cây trông như cây cảnh, không phải cây tre, trồi lên vô số mầm măng mập mạp, nông dân Thái Bình đổi đời - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Thành Trung - xã Quỳnh Giao huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình: “Trong thời gian tôi đi tham quan ở bên Israel người ta làm rất hiệu quả nên tôi về áp dụng, tiết kiệm nguồn nhân công, sử dụng phương pháp cung cấp đầy đủ khoáng chất cho cây măng tây.”

Trồng thứ cây trông như cây cảnh, không phải cây tre, trồi lên vô số mầm măng mập mạp, nông dân Thái Bình đổi đời - Ảnh 3.

Măng tây xanh thu hoạch bán ra thị trường.

Với sự đầu tư bài bàn, khoa học, ông Trung có được thành công ngay từ lần đầu tiên trồng măng tây xanh theo phương pháp hữu cơ. Hiện nay, vườn măng tây xanh đang cho thu hoạch 1,3 tạ măng tây trên 1 ngày. Tuỳ theo từng kích thước, mỗi bó măng tây dao động từ 70-120.000 đồng/1kg.

Trồng thứ cây trông như cây cảnh, không phải cây tre, trồi lên vô số mầm măng mập mạp, nông dân Thái Bình đổi đời - Ảnh 4.

Ông Nguyễn Thành Trung - xã Quỳnh Giao huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình:“Hợp tác xã tôi liên kết với tất cả các chuỗi nhà hàng từ Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh. Hiện tại sản lượng măng tây cung cấp vẫn chưa đủ cho thị trường. Tiến tới tôi muốn mở rộng nhiều hơn nữa.”

Trồng thứ cây trông như cây cảnh, không phải cây tre, trồi lên vô số mầm măng mập mạp, nông dân Thái Bình đổi đời - Ảnh 5.

Ông Trung đến thăm, hỗ trợ kĩ thuật cho ruộng măng tây của gia đình ông Nam.

Hiệu quả kinh tế cao, đầu ra sản phẩm thuận lợi. Ông Trung đã vận động 7 thành viên tham gia góp vốn hơn 5 tỷ đồng, thành lập Hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ Quỳnh Phụ. Đầu tư mở rộng diện tích trồng măng tây ở một số địa phương trong tỉnh. 

Đến nay, hợp tác xã đã kí kết tiêu thụ sản phẩm cho 6 nhà vườn trồng măng tây của các hộ nông dân ở 4 huyện Quỳnh Phụ, Vũ Thư, Hưng Hà, Đông Hưng.

Trồng thứ cây trông như cây cảnh, không phải cây tre, trồi lên vô số mầm măng mập mạp, nông dân Thái Bình đổi đời - Ảnh 6.

Ông Phạm Văn Nam - xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Phụ:“Nhà tôi trồng măng tây từ đầu năm 2021, được ông Trung hỗ trợ kĩ thuật trồng và đầu ra tiêu thụ sản phẩm nên rất yên tâm.”

Trồng thứ cây trông như cây cảnh, không phải cây tre, trồi lên vô số mầm măng mập mạp, nông dân Thái Bình đổi đời - Ảnh 7.

Ngọn măng tây rất giàu dinh dưỡng và mang lại giá trị kinh tế cao.

Thay đổi cách nghĩ, cách làm, ông Nguyễn Thành Trung đã và đang hiện thực hoá ước mơ xây dựng thương hiệu măng tây xanh hữu cơ tại Thái Bình. Từ đây, mở ra cơ hội mới, hướng đi mới cho nông dân các địa phương trong việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo tinh thần Nghị quyết 09 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thái Bình.


Thu Trang (Cổng TTĐT Đài PTTH tỉnh Thái Bình (thaibinhtv.vn))
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem