Trump, Putin và Crimea

Thanh Minh Thứ sáu, ngày 13/07/2018 14:15 PM (GMT+7)
Hai nhà lãnh đạo Nga, Mỹ là Tổng thống Putin và Tổng thống Trump sẽ gặp nhau tại Helsinki vào ngày 16.7 tới, bán đảo Crimea sẽ xuất hiện trên các cuộc hội đàm thượng đỉnh của họ. Ông Trump sẽ xử lý vấn đề này như thế nào? Điều này sẽ có ý nghĩa đối với an ninh châu Âu và uy tín của Mỹ.
Bình luận 0

Người phát ngôn của Tổng thống Nga Putin nói rằng Crimea là một vấn đề đã được giải quyết và không phải là một chủ đề thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh Nga-Mỹ. Tuy nhiên, phía sau tuyên bố này, giới chuyên gia cho rằng, điều đó không hoàn toàn đúng.

Điện Kremlin sẽ không có gì hơn là để tổng thống Mỹ chấp nhận và thừa nhận việc sát nhập bất hợp pháp Crimea. Điều đó sẽ ghi được một chiến thắng lớn cho Putin. Và dường như Tổng thống Trump đã để cho Moscow thấy có lý do hy vọng. Trong khi hầu như tất cả các quan chức Mỹ khác duy trì quan điểm rằng, tiếp tục coi Crimea là một phần của Ukraine, thì ông Trump nói: “Chúng ta sẽ phải xem xét lại”.

img

Crimea có thể được thảo luận tại cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Trump và Tổng thống Nga Putin. Ảnh Express.

Tại hội nghị thượng đỉnh G-7 tháng 6, ông cho rằng Crimea nên thuộc về Nga. bởi vì hầu hết mọi người nói tiếng Nga. Ông Trump nói thêm, rằng Moscow đã đổ rất nhiều tiền vào Crimea trong vòng 4 năm qua. Ở Helsinki, có một cơ hội tốt mà Tổng thống Putin có thể khiến nhà lãnh đạo Mỹ Trump chấp nhận sự sát nhập của Crimea vào Nga như một lẽ phải thế.

Có thể là sự rõ ràng từ lịch sử, rằng Crimea là một phần của Liên Xô  cho đến năm 1954; và dân tộc Nga đã phát triển ở vùng đất này trong nhiều thập kỷ và rõ ràng, ngày nay, người dân sống ở Crimea đều mang tập tục và nói ngôn ngữ tiếng Nga… Trong cuộc gặp với ông Trump, ông Putin chắc chắn sẽ trích dẫn nguyên tắc tự quyết định, cho rằng người dân Crimea đã bỏ phiếu để gia nhập Nga trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 16 tháng 3 năm 2014.

Trong khi một phần đáng kể dân số có thể bỏ phiếu theo cách đó trong một lá phiếu tự do. Việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014 đã khiến mối quan hệ với phương Tây bị rơi xuống mức thấp nhất kể từ sau chiến tranh Lạnh. Hàng loạt các biện pháp trừng phạt của Mỹ và các nước châu Âu được thực hiện, kéo theo những hành động trả đũa của Nga.

Tuy nhiên, vốn nổi danh là một người khó đoán, sự lấp lửng của Tổng thống Trump về Crimea vẫn không thể cho thấy một sự thống nhất về quan điểm của ông. Mới đây nhất, ngày 11.7, CNBC đưa tin rằng, bình luận về cuộc gặp sắp tới với Tổng thống Putin, ông Trump lại nói rằng: “Tôi không hài lòng về Crimea”. Và đương nhiên, Nga biết rõ tính cách này của Tổng thống Trump. Và với Putin, Crimea đơn thuần là vấn đề nội bộ, là chuyện đã rồi không có gì phải bàn luận nữa. Còn với Mỹ, một khi công nhận Crimea thuộc về Nga thì toàn bộ chính sách của Phương Tây đối với Nga sẽ không còn có thể được thống nhất và mạnh mẽ như lâu nay nữa.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem