Bức ảnh được nhiều hãng truyền thông Trung Quốc đăng tải cho thấy các chiến đấu cơ J-11 và J-16 đã được trang bị một loại tên lửa không đối không chưa được đặt tên mới trong các cuộc tập trận hồi cuối năm 2016.
Tên lửa này có chiều dài bằng khoảng 1/4 chiếc máy bay dài 22m nên có thể nó được trang bị radar dẫn đường lớn và hiện đại để giám sát các mục tiêu, đặc biệt là máy bay tàng hình và các máy bay kích thước lớn.
Hình ảnh loại tên lửa không đối không mới của Trung Quốc trên tên kích J-11
Theo nhà nghiên cứu quân sự Fu Qianshao, tầm bắn của loại tên lửa mới có thể lên tới 400km và tiêu diệt được mục tiêu trên tầng bình lưu, tức là xa hơn nhiều so với các tên lửa cùng loại của Trung Quốc và thậm chí cả Mỹ hiện nay. Nhiệm vụ của loại tên lửa này có thể là tiêu diệt các mục tiêu giá trị cao, đóng vai trò như “tai mắt” cả không lực đối phương.
Các máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm (AWACS) của Mỹ, chính là “tai mắt” mà ông Fu muốn ám chỉ. Đây là những chiếc máy bay được trang bị các hệ thống radar ưu việt, có khả năng bao quát và nhận định chiến trường, sau đó truyền thông tin tới cho các máy bay chiến đấu. Nếu không có AWACS, khả năng phối hợp chiến đấu của Mỹ chắc chắn sẽ giảm thiểu đáng kể.
Những sự phân tích tương tự cũng đến từ tiến sĩ Malcolm Davis tại Học viện chính sách chiến lược Australia, người cho rằng, Trung Quốc đã nhận ra họ có khả năng tiêu diệt được những khí tài quan trọng như AWACS hay máy bay tiếp nhiên liệu. Nếu một chiếc máy bay tiếp nhiên liệu không thể làm nhiệm vụ của mình, chiến đấu cơ như F-35 cũng sẽ phải bỏ trận địa do không thể vươn tới mục tiêu.
Ngoài một mạng lưới radar dày đặc được triển khai đến các đảo ở Tây Thái Bình Dương, loại tên lửa không đối không cùng chiến đấu cơ thế hệ 5 J-20 được cho là các biện pháp của Trung Quốc để chống lại khả năng tàng hình của máy bay Mỹ.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.