Trước lời đồn "dậy sóng", Bình Minh đi chợ để… luyện thăng bằng

Thứ hai, ngày 11/07/2011 10:15 AM (GMT+7)
"Tôi có thói quen thích đi chợ, mua rau, hành, tỏi, ớt… Cảm giác đó rất thú vị. Nó giúp tôi không đánh mất mình. Vì thế, tôi luôn giữ được thăng bằng trong cuộc sống...
Bình luận 0

Lời đồn có vẻ không ảnh hưởng gì với một người từng trải như anh, nhưng còn những người khác trong gia đình anh...

img
Tổ ấm của Bình Minh với vợ – chị Anh Thơ và con gái – bé An Nhiên. Ảnh: Hoàng Trưởng

-  Tôi không quan tâm đến lời đồn. Ai nói gì thì nói, mặc kệ. Điều tôi quan tâm là được vợ mình thấu hiểu. Chúng tôi đã kỷ niệm ba năm ngày cưới. Quãng thời gian đó không dài nhưng đối với chúng tôi, đủ để minh chứng ngược lại với những lời đồn thổi.

Dĩ nhiên gia đình tôi có bị ảnh hưởng. Quan trọng hơn, tôi làm gì để ảnh hưởng đó gây ít tổn thất nhất, để người thân ít bị tổn thương nhất. Và đừng hỏi tôi đã làm gì? Chỉ cần biết tôi vẫn may mắn được nắm tay vợ đi qua chông gai, giông tố của cuộc đời này.

Điều gì khiến vợ chồng anh thấu hiểu nhau đến thế?

- Thời điểm chúng tôi lấy nhau không phải là lần đầu tiên tôi bước chân vào Sài Gòn mà tôi đã trải qua mười năm ở đây rồi. Sài Gòn giống như quê hương thứ hai của tôi nên không quá khó để hai vợ chồng hoà nhập. Là vợ chồng không tránh khỏi lúc mâu thuẫn, cãi vã, nhưng tôi nghĩ không chuyện gì là không thể giải quyết được nếu cùng ngồi lại với nhau.

Chúng tôi thoả thuận trước là một trong hai người không được bảo thủ, phải biết nhận ra cái mình sai. Đã sai phải sửa. Tôi quan niệm trong mối quan hệ vợ chồng đôi khi giống đôi bạn, đôi khi giống cặp tình nhân.

Có tuần tôi đi suốt nên thu xếp chiều thứ bảy về sớm, điện thoại báo bà ngoại tối nay vợ chồng con về trễ, rồi nhắn tin hẹn hò với vợ. Chúng tôi thường kiếm một quán nhỏ nhỏ, xinh xinh, ngồi dưới ánh nến lung linh, uống rượu vang đỏ, quay trở lại như thuở mới quen nhau. Đấy cũng là một cách để có cơ hội thấu hiểu nhau hơn.

Vợ chồng anh sống và làm việc ở Sài Gòn, bà nội thỉnh thoảng mới vô chơi. Vậy bổn phận làm dâu của bà xã anh có nhạt nhoà?

Tôi cũng có thói quen thích đi chợ, mua rau, hành, tỏi, ớt… Cảm giác đó rất thú vị. Nó giúp tôi hiểu rằng, không phải lúc nào mình cũng ở vị trí một ngôi sao.

- Tất nhiên khi ở xa, phận làm dâu không được vẹn toàn. Được cái mẹ tôi rất thương con nên không phân biệt dâu, rể. Và cũng không vì ở xa mà vợ tôi bẵng đi phận làm dâu. Ngày lễ tết chúng tôi về thăm mẹ. Ngày thường, cô ấy vẫn đều đều gọi điện hỏi thăm.

Hàng tháng có đồng lương nho nhỏ, cô ấy gửi về để mẹ ăn quà sáng. Chúng tôi cũng may mắn có cô em dâu đảm đang ở với mẹ, nên mẹ không bị thiếu vắng sự chăm sóc của con dâu đối với mẹ chồng. Mẹ tôi còn đi làm nên tư tưởng khá thoáng, không quá khắt khe. Bà cũng hiểu công việc, cuộc sống của chúng tôi ở đây là không thể nào khác được.

Nếu tính khoảng cách rất xa, cả ngàn cây số, nhưng tính về tình mẹ con thì rất gần. Tôi tâm niệm, mình phải là chiếc cầu nối để hai người phụ nữ mà tôi thương yêu sẽ hiểu nhau hơn. Rất mừng là dù lâu lâu Anh Thơ mới về quê, nhưng khi về được họ hàng nội ngoại hai bên rất quý mến.

Anh có dự định sau này sẽ đưa mẹ vào Sài Gòn sống chung?

- Có chứ. Tôi dự định khi mẹ về hưu sẽ đón mẹ vào trong này ở nhưng mẹ tôi không chịu. Bà bảo, ở ngoài đó còn mồ mả, hương khói cho ba tôi. Tôi cũng đã tính chuyện nếu mẹ không ở hẳn được thì những tháng mùa đông mẹ ở đây, những tháng hè mẹ ra ngoài đó.

Nhà tôi chỉ có hai anh em trai, đều có công việc, gia đình riêng ổn định rồi, dù không giàu có nhưng cũng đủ lo cho mẹ cuộc sống an nhàn, thảnh thơi. Chỉ tiếc ba mất quá sớm nên bây giờ, toàn bộ tình yêu thương chúng tôi dành cho mẹ, những mong bù đắp lại phần nào...

Đi chùa, ăn chay trường, ngồi thiền, nghe thuyết pháp… đã giúp anh điềm tĩnh trước mọi khó khăn, anh thật khác với một Bình Minh mà tôi biết trước đây?

- Tôi nghĩ mình khác vì tôi đã là người đàn ông có gia đình. Lấy vợ, sinh con là bước ngoặt lớn trong cuộc đời tôi. May mắn, tôi có mẹ vợ ở cùng từ lúc con gái An Nhiên chào đời, tôi học được ở mẹ rất nhiều điều. Thấy mẹ ăn chay trường, tôi tập theo. Thấy mẹ ngồi thiền, tụng kinh, tôi cũng muốn thử. Ngày rằm, mùng một, tôi tranh thủ chở mẹ đi chùa. Sau một thời gian, đúng là tôi có cảm giác bớt nặng nề, bớt nóng tính.

Đối diện với mọi khó khăn, tôi thấy nhẹ nhàng hơn. “Hoạ tùng khẩu xuất, bệnh tùng khẩu nhập” – càng nghiệm, tôi càng thấy đúng. Tôi cũng có thói quen thích đi chợ, mua rau, hành, tỏi, ớt… Cảm giác đó rất thú vị. Nó giúp tôi hiểu rằng, không phải lúc nào mình cũng ở vị trí một ngôi sao. Nó giúp tôi không đánh mất mình, không để bất cứ ánh hào quang nào cuốn phăng đi. Vì thế, tôi luôn giữ được thăng bằng trong cuộc sống của mình.

Anh nghiệm ra việc mình cần phải đi chợ từ lúc nào?

Bình Minh và vai diễn mới

Vào giữa tháng 7 này, bộ phim Khát vọng thượng lưu dài 39 tập của Vietcom do Bình Minh thủ vai chính sẽ bắt đầu bấm máy.

Chưa muốn tiết lộ nhiều về vai diễn mới, Bình Minh chỉ bật mí ngắn gọn rằng, đây sẽ là những trải nghiệm thú vị, ấn tượng giúp anh khẳng định dấu ấn của mình trong nghiệp diễn.

Cách đây không lâu, tôi cũng có một khoảng thời gian làm việc kinh khủng. Tôi chỉ ngủ bốn tiếng đồng hồ mỗi ngày. Đêm đi diễn kịch đến 12 giờ mới về. Sáng 4 giờ dậy đi quay phim sớm. Lúc về, vợ con ngủ rồi. Lúc đi, vợ con chưa dậy. Cứ triền miên như thế đến khi tôi bị bệnh, nằm bẹp mấy ngày trời, không dậy nổi.

Khi đó tôi chợt nhận ra mình không thể “cắm đầu cắm cổ” với công việc như thế, phải sắp xếp, điều chỉnh lại để dành thời gian cho gia đình. Bây giờ, tôi không dám nhận quay phim ở tỉnh, phần vì bận làm chương trình Chào buổi sáng trên HTV, phần vì công việc ở thành phố nhiều, và phần nữa không muốn vợ buồn, con nhớ. Lập gia đình rồi, tôi mới thấy coi trọng bữa ăn gia đình.

Chỉ nửa tiếng, 45 phút cùng ngồi ăn cơm thôi nhưng đó là khoảnh khắc kết nối người thân trong gia đình. Thú thực không phải tối nào tôi cũng về ăn tối với gia đình được nhưng nhất định một tuần phải duy trì được hai, ba bữa.

Khi anh mới vào đất Sài Gòn, anh phải rất vất vả kiếm tiền trang trải cuộc sống, nhưng từ hồi anh lập gia đình xong, thấy anh còn vất vả hơn. Là vì anh có một người vợ thành đạt nên không muốn thua kém vợ trong việc kiếm tiền?

- Tôi không bao giờ có suy nghĩ: sợ mình kiếm tiền ít hơn vợ. Suy nghĩ đó sẽ tự giết chết mình. Tôi chỉ suy nghĩ mình là trụ cột gia đình và phải có trách nhiệm lo cho vợ cho con. Và tôi làm để chứng tỏ điều đó. Ngay bản thân vợ tôi cũng hiểu rằng, ở cơ quan, cô ấy là giám đốc nhưng khi bước chân vào nhà, cô ấy trở về vị trí người vợ, người mẹ.

Vì thế, ít khi vợ chồng tôi so sánh về tiền bạc, ai kiếm tiền nhiều hơn ai mà nghĩ mình kiếm tiền bằng cách nào và duy trì mái ấm như thế nào. Cuộc sống có lúc này lúc khác. Nếu mình gặp khó khăn mà có một hậu phương vững chắc thì còn gì bằng. Cũng đừng vì em kiếm tiền nhiều hơn tôi mà tôi cảm thấy tự ti, phải kiếm bằng được như em hoặc hơn em.

Cùng một cách kiếm tiền nhưng suy nghĩ khác: Tôi muốn khẳng định vị trí của tôi trong xã hội. Kinh phật có dạy rằng: “Khổ từ tâm mà ra. Khổ cũng từ tâm mà mất đi”. Mình nghĩ ra được, mình giải toả được thì tự nhiên mình hết khổ.

Anh đi lên từ khó khăn nên rất tỉnh táo. Cụ thể là ở những khúc “thăng”, anh luôn chuẩn bị tâm thế cho những khúc “trầm”?

- Đó là điều không thể tránh khỏi. Vấn đề là trước khúc “trầm” đó, chúng ta có vượt qua hay không. Những buổi thuyết pháp của sư thầy đã giúp tôi giác ngộ nhiều điều. Thầy nói hạnh phúc không ở cuối con đường mà ở trên con đường chúng ta đang đi. Cuộc đời không biết trước được ngày mai. Chúng ta có 24 giờ thì hãy sống trọn vẹn 24 giờ, đừng nghĩ đến giờ thứ 25.

Trong 24 giờ đó, anh dành mấy giờ cho cô con gái cưng?

- Bất cứ thời gian nào mà tôi rảnh. Những lúc tôi làm việc ở quận 1, quận 3, thì tranh thủ buổi trưa về nhà chơi với con. Trong nhà, tôi chiều con số một. Sau này, chắc chỉ mẹ dạy con chứ ba xin“đầu hàng”, vì mỗi lần nhìn thấy cô nàng rơm rớm khóc là thích gì ba chiều nấy. Những ngày nghỉ, tôi thường đưa bé cùng gia đình đi chơi xa hoặc về thăm quê ngoại ở Bến Tre.

Bao giờ anh chị có kế hoạch sinh em bé nữa?

- Chúng tôi dự định vào năm thìn tới.

Anh sẽ thích có một con trai?

- Với tôi, trai hay gái đều được, miễn là mẹ tròn con vuông. Các cụ hay nói đẻ con trai để khi chết có người chống gậy nhưng tôi nghĩ, chết rồi biết ai chống gậy đâu mà đòi trai gái cho mệt. Điều quan trọng là cuộc sống hàng ngày có mang yêu thương cho nhau không, chứ suốt ngày chỉ thấy toàn đau khổ thì mười con trai cũng thế.

Theo SGTT
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem