Đến… bấm nút cũng đua đòi
Hăm hở nhập bản quyền nước ngoài,
và rồi lại hăm hở áp dụng vào thị trường Việt Nam, nhưng các nhà sản xuất dường
như quên mất rằng, văn hóa phương Tây và văn hóa truyền thống của người Việt
vẫn còn đó độ “lệch pha” không nhỏ.
Trần Lập từng gây tranh cãi khi lao sang bấm nút hộ cho Hà Hồ
Nếu như ở phương Tây, cái Tôi
luôn được đề cao và từng cá nhân luôn đòi hỏi được thể hiện tối đa cá tính, kể cả những khía cạnh có phần
lập dị, thái quá, thì trong văn hóa người Việt, sự kín đáo, chừng mực là truyền
thống vẫn gần như chưa thay đổi.
Thế nhưng trong các chương trình thực tế Việt, mức độ sao chép "Tây" được đẩy lên tới
mức tối đa, kể cả lời nói, cử chỉ của những người “cầm trịch” cũng giống từng
ly, từng tí so với phiên bản gốc.
Chẳng hạn như, trong suốt hai mùa
đầu tiên của Vietnam’s Next Top Model, dù đã thuộc làu làu nhưng khán giả vẫn
chưa thể thấy êm tai mỗi khi Hà Anh và Xuân Lan đai đi đai lại câu: “Người bị
loại ngay sau đây sẽ phải dừng cuộc chơi, trở về phòng thu dọn hành lý và rời
khỏi đây ngay lập tức".
Nhiều người cho rằng, chính cách
nói theo kiểu “tống cổ lạnh lùng” trên vô tình khiến những giọt nước mắt chia
tay giữa giám khảo và thí sinh trở nên kệch cỡm và “kịch”.
Thêm một ví dụ nữa, trong vòng
Giấu mặt Giọng hát Việt mùa đầu tiên, Trần Lập từng gây tranh cãi khi lao sang
bấm nút “hộ” cho các huấn luyện viên khác để quay lại với chàng trai khiếm thị
Hà Văn Đông.
Ai không biết thì cứ tưởng đây là
hành động ngẫu hứng do cựu trưởng ban nhạc Bức tường sáng tác. Nhưng nếu đã
theo dõi The Voice Mỹ thì hẳn nhiều người sẽ nhận ra, đây chỉ là một pha “học
lỏm” mà thôi.
Ứng xử kiểu… lai căng
Từ cái nhỏ dẫn tới cái lớn, từ
cái chi tiết làm nên cái tổng thể, và từ cái “học đòi” tí ti đã trở thành sự
lai căng trong văn hóa ứng xử, trong định dạng chương trình và biến show truyền
hình thực tế Việt thành món ăn xa lạ với chính dân mình.
Hiền Thục và các thí sinh trong vòng Đối đầu - The Voice Kids
Lại nói về
Vietnam’s Next Top
Model, người xem từng không ít lần té xỉu trước những câu hỏi phỏng vấn của
giám khảo. Đại loại như siêu mẫu Xuân Lan hỏi thí sinh: “Giả sử bây giờ tôi tát
vào mặt em, em sẽ làm gì?”. Với mục đích hỏi khó, hỏi oái oăm để làm bật ra cá
tính thí sinh, nhưng rõ ràng, với phần đông khán giả Việt, lối ứng xử kiểu này
bị coi là gây sốc, thô bạo và xúc phạm người khác.
Hay trong Masterchef – Vua đầu
bếp 2013, chuyện giám khảo Hoàng Khải rời vị trí để phản đối sự trở lại của
Thanh Hòa, rồi đến phản ứng đổ ngay đĩa bánh xèo thí sinh làm vào sọt rác của
đầu bếp Luke Nguyễn… thực sự khiến người ta ngỡ ngàng, bức xúc.
Sau một mùa tương đối thành công
của The Voice, The Voice Kids tiếp tục hành quân vào Việt Nam với format “sao y
bản chính”. Trong đó, vòng Đối đầu thực sự gây lo lắng vì tính đào thải đầy
khắc nghiệt và áp lực quá lớn.
Sẽ có người thắc mắc: Trẻ em nước
ngoài Đối đầu có sao đâu mà tới lượt trẻ em Việt lại lo sốt vó? The Voice Kids
là sân chơi âm nhạc dành cho trẻ em từ 9-15 tuổi. Tuy nhiên, nếu so sánh thì
thấy rõ, dù cùng tuổi nhưng sự phát triển thể chất và tâm lý của trẻ em phương
Tây vẫn sớm hơn trẻ em Việt Nam và châu Á nói chung.
Bên cạnh đó, nếu như ở châu Âu,
châu Mỹ, trẻ em sớm tự lập từ nhỏ thì ở Việt Nam, với tầm tuổi này, các em vẫn
còn dựa dẫm, phụ thuộc vào cha mẹ rất nhiều. Điều đó quyết định tới mức độ vững
vàng tâm lý của những đứa trẻ khi đối mặt với thất bại, những lần vấp ngã...
------------
Nhập hàng loạt "nguyên liệu" đắt tiền
bên trời Tây nhưng những "món ăn" được nấu lên vẫn bị người xem lạnh nhạt, ngao ngán sau phút háo hức "nếm thử" ban đầu... Cái truyền hình thực tế Việt đang thiếu là một đầu bếp giỏi, biết
hoán đổi công thức, biết nêm nếm gia vị, biết liệu cơm gắp mắm để làm nên một
bữa tiệc vừa thịnh soạn, vừa lạ mắt, những vẫn phải chứa đựng trong đó một cốt cách Việt thật gần gũi!
Thu Thảo (Thu Thảo)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.