Tự cứu mình trong hỏa hoạn

Lan Uyên Thứ năm, ngày 29/03/2018 10:02 AM (GMT+7)
Khi Báo NTNN/Dân Việt đưa chủ đề giao lưu trực tuyến “Cháy chung cư cao tầng: Làm gì để sống sót?”, có bạn đọc đặt câu hỏi: Tại sao lại là làm gì để sống sót, mà không phải làm gì để phòng chống cháy nổ?
Bình luận 0

Câu hỏi này được đặt ra trong bối cảnh 13 cư dân Carina Plaza (TP.HCM) vừa thiệt mạng trong đám cháy bùng phát lúc rạng sáng 23.3; hơn 60 người dân Nga chết thảm trong vụ cháy Trung tâm thương tại Kamerovo hôm 25.3. Câu hỏi đó hẳn nhiên khiến người ta nhức nhối. Nhưng biết làm sao khác khi kỹ năng PCCC mới chính là điều cần thiết nhất, căn bản nhất mà mỗi cư dân đều cần thiết phải biết, phải có để bảo vệ bản thân và gia đình mình.

Nhưng cái đó dường như chúng ta đang thiếu!

Chúng ta đã bàn quá nhiều đến câu chuyện PCCC như thế nào để an toàn. Nào là trang bị hệ thống báo cháy trong các khu nhà, nào là bình cứu hỏa, cửa thoát hiểm... tất cả những thứ cần thiết và cơ bản nhất ấy được chủ đầu tư các tòa nhà cam kết "đảm bảo đầy đủ, an toàn tuyệt đối".

Nhưng hỡi ôi, sự thật là các tòa chung cư, từ giá rẻ đến cao cấp dẫu được trang bị đầy đủ các thiết bị PCCC, vẫn có những điều lúc nó bị vô hiệu hóa, gây hậu họa khôn lường.

Những chiếc còi báo cháy ngừng hoạt động. Cửa thoát hiểm bị chặn đứng. Bình cứu hỏa không tác dụng... Những sự cố kinh hoàng đó không chỉ tại chung cư Carina Plaza, mà nó cũng đã xảy ra tại trung tâm thương mại cao cấp của Nga - một nước phát triển, có phương tiện, có kiến thức, quy định chặt chẽ của pháp luật về PCCC.

Thế nên ở đây khoan bàn đến câu chuyện chất lượng của các thiết bị PCCC, khoan bàn đến câu chuyện lương tri của những người làm doanh nghiệp..., cần phải nhìn nhận những kỹ năng thoát hiểm trong PCCC là cực kỳ cần thiết. Những thứ cơ bản đó, chúng ta đã làm được chưa? Chúng ta có từng quan tâm đến hay không?

Đôi khi, chỉ nhờ thiết bị giản đơn như: Băng dính, sơn chống cháy, mặt nạ chống cháy... là những thứ có giá thành cực thấp, nhưng nếu được trang bị sẽ cứu mạng cả gia đình.

Nước đến chân mới nhảy, lửa cháy đến nơi mới tá hỏa tìm cách thoát thân... hẳn nhiên thiệt hại là điều không thể tránh. Nếu đã biết, thang cứu hỏa có thể chỉ lên tới tầng 16. Nếu đã biết, để đến được với các khu chung cư nội đô, xe cứu hỏa có thể phải chạy luồn lách ngoắt ngoéo nhiều giờ... Vậy trước khi chờ người cứu, cách duy nhất, tốt nhất là ta phải tự tìm cách cứu mình.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem