Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) có đến 17 điểm quy định các nội dung và hành vi bị nghiêm cấm có chứa các thuật ngữ như "làm tổn hại đến các giá trị văn hóa", "truyền bá tệ nạn xã hội", "phá hoại truyền thống văn hóa, đạo đức xã hội"... Đây là điều cần thiết nhưng định tính và định lượng khái niệm này như thế nào thì lại không rõ. Và giới điện ảnh đã đặt rất nhiều câu hỏi xoay quanh câu chuyện này.
NSƯT Hạnh Thúy, Ủy viên Ban chấp hành Hội Điện ảnh TP HCM chia sẻ với Dân Việt rằng: "Những từ ngữ chung chung sẽ rất dễ bị diễn giải theo nhiều ý trong đó có cả ý bất lợi cho người làm phim hoặc phủ nhận những hành vi sai trái. Tôi nghĩ đã là luật cần rõ ràng. Tuy nhiên để đưa ra những tiêu chí, điều luật cụ thể rõ ràng thế nào thì không dễ.
Tôi nghĩ, cần tham khảo nhiều Luật Điện ảnh của các nước có nền điện ảnh tiến bộ để tham chiếu, nhà làm luật cần gần gũi thực tế để hiểu thêm những khó khăn, thuận lợi… của người làm nghề một cách thực tế để luật vừa có tính chất pháp lý, nghiêm minh nhưng phải hợp tình. Bởi điện ảnh không chỉ là một ngành nghề đơn thuần mà còn phần nào phản ánh bộ mặt văn hoá, xã hội của đất nước, nên Luật Điện ảnh sẽ đưa ra những quy chuẩn cụ thể, rõ ràng, văn minh và tránh như "vòng kim cô" trói buộc điện ảnh!"
Đề xuất ý kiến về dự thảo Luật Điện ảnh, nhà sản xuất Trương Ngọc Ánh chia sẻ: " Tôi nhận thấy bây giờ khâu kiểm duyệt cũng thoáng hơn nhiều hơn, nhanh hơn rồi. Luật sửa đổi thì nhiều người ý kiến, nên có ý kiến từ người làm nghề thật sự như đạo diễn, diễn viên, nhà sản xuất để xem các luật có thực khả thi được hay không.
Chứ luật đưa ra mà các nhà sản xuất, diễn viên đạo diễn không thực thi được thì điện ảnh khó mà phát triển. Tôi đã nghe câu nói rằng "Ở các nước khác văn hóa cũng là mũi nhọn phát triển kinh tế!". Vậy nên điện ảnh Việt cũng là một mũi nhọn góp phần phát triển kinh tế và văn hóa Việt thì nên ra luật cụ thể để được thực thi.
Một thực tế hiện nay là các đạo diễn luôn sống trong sự lo âu, thấp thỏm khi đem phim đi thẩm định và xin cấp phép phổ biến. Vậy nên đã ra luật thì cần có sự chi tiết cụ thể để các nhà biên kịch và các đạo diễn cùng nắm rõ. Các đạo diễn hiểu luật thì thực hiện mới đúng và như thế sẽ tránh cảm hứng dàn dựng rồi phạm luật bị cắt bỏ hay cấm chiếu thì phí tiền của nhà sản xuất, phí công của cả ekip.
Khi có sự rõ ràng của luật thì chúng ta cùng hỗ trợ nhau để điện ảnh Việt cùng phát triển. Tôi vẫn có niềm tin vào điện ảnh Việt, mình sẽ phát triển được nếu có bộ luật mới và mọi thứ đồng bộ, đồng nhất và thực thi cũng có sự ủng hộ của các cơ quan ban ngành!".
Thật ra bây giờ đã cởi mở hơn trước rồi. Ví dụ, phim hành động dễ kiểm duyệt hơn nếu bớt đi yếu tố bạo lực gây ấn tượng quá sâu sắc đến ám ảnh. Tôi thấy Cục Điện ảnh đã có cái nhìn thoáng hơn, châm chước hơn cho những tình tiết hợp lý cho câu chuyện thêm đời thực. Luật sửa đổi đã nhiều và bây giờ cần đưa ra để lấy ý kiến đồng nhất để luật được duyệt tươi mới hơn, thông thoáng hơn. Tôi tin tưởng vào sự đổi thay này!"
NSX Tùng Leo: "Tôi rất mong được đối thoại"
Nói về những quy định của Luật điện ảnh (sửa đổi) cần cụ thể ra sao để tránh mơ hồ, Tùng Leo - nhà sản xuất của phim "Cạm bẫy ngọt ngào" nói với Dân Việt: "Tôi rất mong được đối thoại về Luật Điện ảnh (sửa đổi). Hai bên cần đứng vào vị trí của nhau trong quá trình xây dựng luật, chứ không thể đứng vị trí của mình để nói thì như vậy rất khó để xây dựng tiếng nói chung.
Ví dụ, những người làm luật điện ảnh phải đứng vào vị trí của nhà sản xuất thì sẽ hiểu tại sao họ phản ứng với những điều luật đưa ra. Ngược lại, những nhà sản xuất cũng phải đứng vào vị trí của nhà làm luật để hiểu được ở tầm quản lý tại sao người ta đưa ra quy định luật như vậy.
Vừa làm nhà sản xuất lẫn đạo diễn, tôi hiểu những sáng tạo là cảm xúc mình mong muốn cái hay cái đẹp và điều ý nghĩa nên mới đưa vào phim. Nhưng nếu như nó truyền bá rộng rãi mà mình không kiểu soát đối tượng xem phim là những ai, tầm tư tưởng kiến thức họ ở đâu thì ảnh hưởng xã hội là rất khó lường. Tôi muốn hai bên đối thoại.
Nếu nhà làm phim chịu khó đứng về phía nhà quản lý chúng tôi sẽ "hiến kế" làm sao một bộ phim có giới hạn. Ví dụ, đã làm phim có những yếu tố đặc biệt thì có giới hạn nào. Mình đưa ra giới hạn với chế tài theo từng mức độ cụ thể không chung chung. Vậy nên đối thoại là phù hợp và có 3 bên gồm: người làm luật, nhà làm phim và thứ 3 là nhóm cộng đồng có thể là đại diện khán giả, báo chí, đại diện những nhà nghiên cứu văn hóa, đại diện pháp luật tức luật sư.
Phải có luật sư thì tiếng nói bảo vệ mới có. Không có báo chí không được vì truyền thông là phuơng tiện kích cầu. Khán giả cần được lên tiếng "tôi đứng về phía nào, vì sao?". Đặc biệt là những nhà làm văn hóa để bảo vệ tiếng nói văn hóa dân tộc. Vì vậy, theo tôi, khi mạn đàm về Luật Điện ảnh sửa đổi thì điều cần thiết là đối thoại!"
Trước ý kiến cho rằng, cần thêm mức độ phân loại độ tuổi thay vì mức trần C18 (cấm khán giả dưới 18 tuổi), Tùng Leo cho rằng, anh mong muốn sự phân loại càng kỹ càng tốt chứ không cấm mơ hồ. Vì khi phân loại như vậy nhà sản xuất sẽ hiểu rõ họ đang làm phim cho ai xem. Đã quy định cấm C18 hay C21 thì những cảnh quay không vi phạm thuần phong mỹ tục. Nếu để lứa tuổi không liên quan đến vấn đề quan hệ tình dục mà phim có cảnh quan hệ tình dục lại bị cấm.
Vậy cấm là phải rõ ràng như câu ông bà ta dạy "cha mẹ khó con mới ngoan" nhưng phải có lý chứ không phải cấm con đi chơi về khuya. Lấy ví dụ như thế để tôi chia sẻ mong muốn việc phân loại phim kỹ và đã phân loại thì hãy tôn trọng sự phân loại của mình!".
Vui lòng nhập nội dung bình luận.