“Việc bảo tồn bất kể di sản nào cũng phải theo luật, Hà Nội cũng như các địa phương không có di sản đều phải chấp hành theo luật. Tuy nhiên cần phải cân đối giữa di sản và phát triển, bởi nếu bảo tồn di sản mà không phục vụ cho mục đích phát triển thì bảo tồn sẽ không có ý nghĩa. Hà Nội với bề dày lịch sử hàng nghìn năm thì đào ở bất cứ đâu cũng có thể động đến di tích, di vật do cha ông để lại. Và việc di tích, di vật lớp sau đè lên lớp trước là rất nhiều”, ông Long phân tích liên quan đến Đàn Xã Tắc.
Cũng theo ông Long, dự kiến cuối tháng 5.2013, UBND TP Hà Nội sẽ tổ chức hội thảo để lắng nghe, tiếp thu ý kiến của các nhà khoa học để làm sao có được phương án tối ưu nhất để làm sao vừa bảo tồn được di sản quý giá, vừa đảm bảo cho mục đích phát triển của thành phố.
Một vấn đề khá nóng khác là bảo tồn di tích Làng cổ Đường Lâm (TX Sơn Tây), đại diện Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP Hà Nội có mặt tại cuộc họp báo cho biết, năm 2012, Sở đã hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị tư vấn thực hiện các hồ sơ quy hoạch về làng cổ Đường Lâm theo quy định. Tuy nhiên việc triển khai chưa tốt. Sở cũng xác định đây là di tích mang tầm quan trọng nên đã tập trung chỉ đạo và ngày 17.5 tới đây sẽ tổ chức hội thảo, lấy ý kiến các chuyên gia, các cơ quan chuyên ngành. Sau đó 10 ngày sẽ hoàn chỉnh phần thiết kế, chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ và trình lên UBND TP Hà Nội xem xét, phê duyệt.
Thanh Hà
Vui lòng nhập nội dung bình luận.