Vay vốn mở nghề

Thứ tư, ngày 13/04/2011 20:06 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - “Ngân hàng CSXH sẵn sàng hỗ trợ ND để chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, mở ngành nghề” - ông Huỳnh Văn Thuận - Giám đốc Ngân hàng CSXH TP Cần Thơ cho hay.
Bình luận 0

Cuộc sống của một bộ phận nông dân ven TP.Cần Thơ vẫn trong cảnh đói nghèo vì thiếu đất và thiếu vốn sản xuất.

Gia đình ông Ngô Văn Rinh ở khu dân cư Thới Thuận chỉ có 1.060m2 đất vườn và nhà ở, quanh năm vợ chồng ông phải đi làm mướn.

Thoát nghèo

img

Anh Đỗ Thanh Tùng (phải) hướng dẫn thợ làm ghế đá.

Năm 2007, được Ngân hàng CSXH vay 7 triệu đồng, ông Rinh mua 2 con bò sinh sản. Năm 2009, bán đàn bò 7 con được 50 triệu đồng, ông chuyển sang trồng nấm. Ông tiếp tục được Ngân hàng CSXH cho vay thêm 10 triệu đồng để xây 3 trại sản xuất nấm bào ngư.

Ông Rinh cho hay: Năm 2010, thu hoạch hai trại nấm, vợ chồng ông bỏ túi 80 triệu đồng. Trại thứ ba có 8.000 bịch nấm, cuối tháng 2.2011 bán đợt đầu, ông thu 125 triệu đồng. Ông Rinh phấn khởi: “Gia đình tôi đã có vốn lận lưng rồi”.

Cùng khu Thới Thuận, vợ chồng ông Nguyễn Văn Minh có 2.600m2 thổ cư, mỗi năm thu chưa nổi vài chục triệu đồng tiền bán xoài, bán bưởi. Năm 2007, ông vay 7 triệu đồng của Ngân hàng CSXH mở lò sản xuất bánh mì.

Hai năm sau trả xong nợ, ông được ngân hàng cho vay tiếp 20 triệu đồng để mở rộng cơ sở sản xuất, thu hút thêm lao động. Phế phẩm từ sản xuất bánh mì được dùng nuôi heo. Mỗi năm ông Minh xuất chuồng gần 3 tấn heo thương phẩm. Lò bánh mì của ông đang tạo việc làm cho 5 lao động địa phương

Ông Nhan Văn Há - Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn (TKVV) khu Thới Thuận thông tin: “Nhờ vốn ưu đãi, nhiều hộ không có hoặc có rất ít đất sản xuất đã đầu tư sản xuất đậu phụ, đào ao nuôi cá… nay đều xóa xong nghèo”.

Mở nghề

img Phường Thới An Đông có 41 tổ TKVV, trong đó 23 tổ của Hội ND. Dư nợ tín dụng của ngân hàng qua tổ vay vốn của Hội ND là 7,5 tỷ đồng. img

Ông Huỳnh Hoàng Phong - Phó Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH quận Bình Thủy

Phường Ba Láng, quận Cái Răng đang trong quá trình đô thị hóa mạnh. Cách đây 6 năm, ba anh em Đỗ Thanh Tùng, Đỗ Thanh Vũ và Đỗ Thị Thanh Huệ đi làm mướn trồng hoa, cây kiểng. Học được nghề trồng mai, uốn cây kiểng, sản xuất chậu hoa ba anh em về tổ chức trồng mai vàng. Có kinh nghiệm, năm 2006, ba anh em trồng mai ghép, sản xuất chậu hoa, ghế đá.

Qua tổ TK&VV của Hội ND, năm 2007, Ngân hàng CSXH cho ba anh em vay 5 triệu đồng để đầu tư làm chậu kiểng. Năm 2008, họ được ngân hàng cho vay tiếp 20 triệu đồng; năm 2009 cho vay 50 triệu đồng. Với 5.000m2 mặt bằng vừa cất nhà ở vừa sản xuất, mỗi ngày anh em anh Tùng sản xuất được 11 ghế đá, hàng chục chậu trồng hoa, cây kiểng các loại, tạo việc làm cho 5 người trong gia đình và 10 lao động trong khu vực với thu nhập từ 2,5- 3 triệu đồng/người/tháng.

Cùng với ươm ghép mai “tổ hợp tác”, anh em nhà họ Đỗ còn nhận chăm sóc mai kiểng cho người chơi hoa. Năm 2009, ba anh em rút khỏi danh sách hộ nghèo; đến năm 2010 được công nhận SXKD giỏi. Năm 2011, họ mua 2 xe tải trị giá trên 400 triệu đồng cùng với chiếc ghe trọng tải 8 tấn làm phương tiện chở sản phẩm. “Nếu không được vay vốn anh em tôi buộc phải vay ngoài lãi suất từ 8-10%, làm sao phát triển dược nghề”- anh Đỗ Thanh Tùng tâm sự.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem