Và rất có thể kiểu kết cấu của đô thành Ăngco Thom đã ảnh hưởng tới các vua chúa Chăm Pa xưa kia khi xây đô thành Vijaya.
Tháp Cánh Tiên là Di tích kiến trúc nghệ thuật Chăm Pa điển hình cho phong cách Chăm Pa ở Bình Định, được xây dựng vào thế kỷ XII, nằm ở vị trí trung tâm thành Đồ Bàn, sau này là Thành Hoàng Đế, nay thuộc phường Đập Đá, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.
Trong Đại Nam nhất thống chí có viết: “Nam An cổ tháp ở thôn Nam An huyện Tường Vân trong thành Đồ Bàn, tục hô là tháp cánh Tiên. Từ vai tháp trở lên, bốn phía ngó giống như cánh tiên bay lên nên gọi tên ấy”. Cũng theo các thư tịch cổ, thành Đồ Bàn do vua Chiêm Thành Ngô Nhật Hoan xây từ thế kỷ X, còn tháp Cánh Tiên được xây dưới đời vua Chê Mân vào thế kỷ XII. Phải chăng đây là ngôi tháp Chê Mân dành tặng hoàng hậu Paramecrvari tức Huyền Trân Công Chúa.
Các nhà nghiên cứu Pháp thì gọi tháp Cánh Tiên là Tháp Đồng (Tour de Cuivre) và cho biết: “trên mỗi cửa, bên trong đều có một bức tường có hình gân cung, nó giấu kín một tượng đàn bà bán thân, đầu đội một cái mũ rất sang, cầm trong tay một đóa hoa sen”.
Tháp Cánh Tiên được ví như một kiến trúc núi thiêng trung tâm của đô thành Đồ Bàn xưa.
Các góc Tháp trang trí bằng hình cánh chim phụng đang bay lên, trông xa xa như những nàng tiên, như điệu múa Apsara…
Cột ốp tường bằng đá sa thạch chạm khắc hoa văn dây xoắn rất đẹp.
Tháp Cánh Tiên trên một gò cao và xung quanh là cánh đồng lúa, nên từ xa đã nhìn thấy.
Phải chăng đây là ngôi tháp Chê Mân dành tặng hoàng hậu Paramecrvari tức Huyền Trân Công Chúa.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.