Gần như mọi khoảng trống trên mặt đất đều phủ đầy cá. Mỗi ngày có tới vài trăm tấn cá thành phẩm được đóng thùng (mỗi thùng 15kg) để thương lái chở đi tiêu thụ ở các tỉnh thành phía Bắc. Mỗi ký cá bán cho thương lái với giá 35.000-40.000 đồng.
|
Hàng trăm vỉ cá nối nhau tạo thành một nét riêng của làng cá Cửa Việt những ngày này |
Hai làng Xuân Ngọc và Xuân Tiến của xã Gio Việt có nhiều lò sản xuất cá nục khô nhất, với gần 150 lò. Mỗi lò chế biến 2-3 tấn cá thành phẩm/ngày. Cá từ biển về được ướp muối, hấp chín, phơi khô trên các vỉ lưới trong sân nhà, trên mái nhà, dọc theo lề đường… Ở mỗi lò, hàng chục lao động phải làm từ sáng sớm đến tối mới xong một mẻ. Khi cá về nhiều phải ở lại làm cả đêm. Thu nhập của mỗi người 2-3 triệu đồng/tháng.
Nghề chế biến cá tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động ở Cửa Việt. Ở một số lò có cả trẻ em làm thêm kiếm tiền vào dịp hè. Ngoài nghề làm cá hấp phơi khô, Cửa Việt còn có nghề làm cá nướng. Dân địa phương bảo chỉ cần chạy xe một vòng quanh làng ở đâu người ta cũng nhận ra là người Cửa Việt bởi mùi cá nướng bám chặt vào quần áo, tóc tai.
|
Những vỉ cá hấp xong được gánh ra bãi phơi |
|
Chị Phan Thị Thắm xếp các vỉ cá lại sau khi phơi |
|
Trước khi đóng thùng chuyển đi, cá phải bỏ phần đầu để đóng gói riêng |
|
Cá nhiều đến nỗi phải tận dụng cả lề đường Xuyên Á để phơi. Chiều về người ta dùng xe đẩy đưa cá đã khô về đóng gói |
|
Đóng thùng cá thành phẩm |
|
Nghề nướng cá cũng là một đặc trưng của làng biển Cửa Việt |
Theo Tuổi Trẻ
Vui lòng nhập nội dung bình luận.