Hoàng đế chung tình nhất lịch sử, 18 năm trị vì chỉ cưới 1 hoàng hậu
Vị hoàng đế chung tình nhất lịch sử, 18 năm trị vì chỉ độc sủng một hoàng hậu
Tùy Ý/Theo SH
Thứ hai, ngày 12/04/2021 06:29 AM (GMT+7)
Do ám ảnh từ nhỏ với cảnh đấu đá ngươi sống ta chết của các phi tần, hoàng đế Minh Hiếu Tông Chu Hựu Đường cả đời chỉ yêu duy nhất một mình Trương hoàng hậu, không nạp phi tần.
Thời cổ đại, hoàng đế có quyền lực chí cao vô thượng, một mình có thể sở hữu hậu cùng vài ngàn mỹ nữ. Có thể là để mượn sức gia tộc của các mỹ nữ, cũng đồng thời là để thỏa mãn nhục dục cá nhân.
Thế nhưng, trong dòng lịch sử có một hoàng đế Trung Quốc suốt đời chỉ yêu một người, cả hậu cung có duy nhất một mình hoàng hậu. Có thể nói, trong thời đại bấy giờ, đây là vị hoàng đế phi thường hiếm có, đó chính là hoàng đế Minh Hiếu Tông Chu Hựu Đường.
Mẹ của hoàng đế là cung nữ
Theo sử chép, Minh Hiếu Tông Chu Hựu Đường có mẫu thân là Kỷ thị, là một nô lệ bị bắt làm tù binh, sau đó được đưa vào cung làm cung nữ hầu hạ hoàng tộc. Nào ngờ, một ngày nọ trời cao đưa đẩy, Kỷ thị được hoàng đế Minh Hiến Tông Chu Kiến Tuấn chọn trúng để lâm hạnh.
May mắn làm sao, chỉ được sủng hạnh một lần nhưng Kỷ thị đã có thai. Lúc đó Vạn Quý phi là người có quyền lực lớn nhất hậu cung, vì sinh non mà nàng mất đi khả năng mang thai. Thế nhưng trời sinh tính tình của Vạn Quý phi vô cùng đố kị, không quen nhìn thấy người khác được hoàng đế sủng ái.
Chính vì vậu, cứ mỗi khi có tần phi mang thai, Vạn Quý phi lại sai người làm đủ trò để những tần phi này phải sảy thai mới chịu.
Khi biết được Kỷ thị mang hai, Vạn Quý phi liền sai cung nữ đến xóa sạch bào thai trong bụng Kỷ thị. May là Kỷ thị phúc lớn mạng lớn, cung nữ bị phái đi không đành lòng động thủ, vì vậy đã nói dối Vạn Quý phi.
Song, Vạn Quý phi vẫn không vừa mắt, đem nhốt Kỷ thị vào lãnh cung. Trốn tránh mấy tháng, Kỷ thị cũng sinh hạ được con trai Chu Hựu Đường.
Sự việc lộ ra, Vạn Quý phi vô cùng tức giận, sai thái giám Trương Mẫn dìm chết bé trai mới ra đời. Thế nhưng, thái giám Trương Mẫn vô cùng trung thành với hoàng đế, bởi vậy ông đã quyết định đem đứa bé này giấu đi, giao cho phế hậu Ngô thị nuôi nấng.
Mãi đến một ngày, Minh Hiến Tông đau đớn, khổ sở vì không con con nối dõi, thái giám Trương Mẫn mới dám nói ra sự tồn tại của Chu Hựu Đường.
Biết được chuyện này, Minh Hiến Tông vô cùng mừng rỡ, sai người đón Chu Hựu Đường về phong làm thái tử, mẫu thân của cậu là Kỷ thị cũng được phong làm Thục phi.
Quỷ quái thay, sau khi được phong làm Thục phi không bao lâu, Kỷ thị chết bất đắc kỳ tử, thái giám Trương Mẫn cũng bị ép tự sát. Để bảo vệ long mạch duy nhất, Chu Thái hậu đã đem Chu Hựu Đường đến bên người chăm sóc.
Chẳng qua là, chuyện cung đấu đã khiến Chu Hựu Đường cực kỳ ám ảnh, khi còn nhỏ đã suýt chết, giữ được tính mạng thì trốn đông trốn tây, ngay cả cơm cũng ăn không đủ no. Có thể nói, Chu Hựu Đường đối với chuyện phi tần đấu đá cực kỳ chán ghét.
Năm Thành Hóa thứ 23, Trương thị được nâng đỡ trở thành Thái tử phi của Chu Hựu Đường. Sau khi Chu Hựu Đường lên ngôi lấy hiệu là Minh Hiếu Tông, Trương thị trở thành Trương hoàng hậu. Từ đó, hai người nâng đỡ, yêu thương lẫn nhau, Minh Hiếu Tông cũng kiên quyết không nạp thêm bất cứ phi tần nào, cả hậu cung chỉ độc sủng mình hoàng hậu, tạo nên giai thoại truyền kỳ đến ngàn đời.
Tuy rằng dã sử có nhắc đến chuyện Minh Hiếu Tông Chu Hựu Đường từng có 2 vị tiểu thiếp thời còn làm Thái tử nhưng chính sử ghi chép thì không có, trong hoàng lăng của Minh Hiếu Tông cũng chỉ có Trương hoàng hậu được táng cùng.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.