Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Trao đổi với PV Dân Việt, lãnh đạo Hội Dầu khí Việt Nam cho rằng, trước biến động lớn, nhanh và phức tạp của thị trường xăng dầu, đặc biệt là nguồn cung dầu thô do biến động chính trị nên băn khoăn đối với kế hoạch mở rộng dự án là điều đương nhiên, lo ngại cả về vốn, công nghệ và nguyên liệu là có cơ sở.
Riêng đối với vốn, BSR phải thuyết minh hiệu quả dự án và cân đối tài chính mới thuyết phục được các cấp của thẩm quyền đưa ra phương án huy động và cho vay vốn dài hạn.
Thực tế, tính đến hết tháng 6/2022, BSR đã kinh doanh tốt hơn so với giai đoạn 2018-2020 như Bộ Công Thương nêu. Nếu như trong 3 năm vừa qua, kết quả kinh doanh của BSR không mấy khả quan, năm 2018 lợi nhuận của BSR chỉ đạt gần là 251 tỷ đồng, năm 2019 hơn 2.900 tỷ đồng và năm 2020 lợi nhuận âm trên 2.800 tỷ đồng.
Sang năm 2021 và 6 tháng năm 2022, do giá xăng dầu tăng cao BSR liên tục lãi đậm. Báo cáo tài chính năm 2021, BSR lãi sau thuế hơn 6.600 tỷ đồng và 6 tháng 2022 lãi sau thuế hơn 12.100 tỷ đồng.
Như vậy, tổng vốn chủ sở hữu sau khi cổ phần hoá của BSR đạt hơn 813 triệu USD, vượt gần 2 lần so với vốn chủ sở hữu trong đề xuất mở rộng dự án Dung Quất nói trên.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là số còn lại 60% vốn vay của BSR sẽ lấy nguồn nào? TS. Nguyễn Quốc Thập, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam cho rằng: Chắc chắn sẽ phải đi vay vốn trong nước và đi kèm với các cơ chế đặc biệt như đề xuất Chính phủ cho ngân hàng thương mại cung cấp vốn cho BSR được phép tăng hạn mức tín dụng vượt giới hạn để cho vay và cấp bảo lãnh vay vốn với dự án. BSR được giải ngân tiền vay, bảo lãnh vay bằng ngoại tệ để thanh toán cho dự án
Theo đại diện của Hội Dầu khí Việt Nam, BSR cần làm rõ tính hiệu quả, khả thi và cân đối vốn cho dự án. Các dự án lớn về bản chất đều cần nguồn vốn dài hạn, cơ chế vượt ưu đãi để có lợi thế.
"Bản thân lọc dầu Dung Quất trước đây có nhiều nghi ngại, đặc biệt về hiệu quả, nhưng đến nay dự án đã có doanh thu hàng chục tỷ USD, lợi nhuận nộp ngân sách hàng tỷ USD", ông Thập nói.
Ngoài vấn đề vốn, phương án về nguyên liệu và công nghệ cũng là thách thức đối với BSR khi đặt vấn đề mở rộng Dung Quất bởi hiện nay công suất khai thác mở Bạch Hổ - phục vụ chính cho lọc dầu Dung Quất đã suy giảm, dù kế hoạch mở rộng nhà máy cũng giảm công suất thiết kế từ 192.000 thùng/ngày xuống 171.000 thùng/ngày. Tuy nhiên, đây vẫn là thách thức lớn đối với BSR.
Đặc biệt, tính đến nay, nhà máy lọc dầu Dung Quất đã trải qua 5 lần bảo dưỡng tổng thể, chi phí thuê chuyên gia nước ngoài bảo dưỡng các dự án thành phần của nhà máy ngày càng đắt đỏ, mỗi lần tương ứng hàng chục triệu USD.
Chính vì vậy, theo nhiều chuyên gia, việc đưa công nghệ lọc hoá dầu, cùng cam kết của các nhà thầu, công nghệ tiên tiến, hiện đại cũng góp phần giảm thiệt hại, nâng cao hiệu quả cho nhà máy.
Về công nghệ, trong đề xuất gửi Thủ tướng, BSR đưa phương án sản xuất dầu thô đạt tiêu chuẩn Euro V, dầu thô thiết kế cho sản xuất là Azeri BTC/ESPO thay vì dầu ESPO/Murban.
Theo chuyên gia từ Hội Dầu khí, loại dầu thô Azeri với BTC 53% và ESPO 47% (loại dầu ngọt, nhẹ, tương đồng dầu Bạch Hổ) được nhập từ Azerbaijan thay thế tốt cho loại dầu ngọt, ít lưu huỳnh từ Bạch Hổ, vừa lại không gây ăn mòn đường ống cao như các loại dầu khác.
Một điểm băn khoăn nhất là hiện xăng dầu nhập khẩu từ Azerbaijan vẫn bị đánh thuế 5% thuế suất thuế nhập khẩu diện MFN. Trong khi đó, các đề xuất miễn thuế 0% đố với mặt hàng này của BSR lên Bộ Tài chính ghi nhận và đang xem xét đề xuất cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về vấn đề này.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.