Vì sao măng cụt lại được xem là cây “Nữ Hoàng” tại huyện Tiên Phước ở Quảng Nam, dân đang trồng thêm nhiều?

Trương Hồng Thứ tư, ngày 21/09/2022 05:33 AM (GMT+7)
Cây măng cụt mệnh danh là “Nữ Hoàng” và nó là loại trái cây cao cấp. Hiện tại đã được trồng tại huyện Tiên Phước và nhiều huyện trên địa bàn Quảng Nam, hằng năm tổng doanh thu từ loại trái cây này cho thu nhập hàng chục tỷ đồng. Người dân xứ Quảng còn gọi là “trái vàng”.
Bình luận 0

Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam vừa tổ chức bàn giao 1.350 cây giống măng cụt (còn gọi là cây Nữ Hoàng) cho 15 hộ dân ở xã Tam Dân, huyện Phú Ninh để phát triển kinh tế vườn. Đặc biệt, đợt trồng măng cụt này sẽ thí điểm dùng loại chế phẩm vi sinh giúp cây măng cụt cứng cáp, ổn định, bén rễ nhanh, phát triển tốt hơn.

Mang giống măng cụt về tận nơi để hỗ trợ nông dân

Ông Nguyễn Út - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam cho biết, mô hình ứng dụng chế phẩm vi sinh vật trong trồng thâm canh cây măng cụt theo hướng an toàn sinh học tại xã Tam Dân, huyện Phú Ninh do Ban Quản lý dự án HND tỉnh phối hợp với Văn phòng Phát triển bền vững thuộc Trung tâm Môi trường và Phát triển bền vững, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và các đơn vị có liên quan triển khai, thực hiện dự án với tổng kinh phí thực hiện hơn 286 triệu đồng.

Cây ăn quả mang tên “Nữ Hoàng” chịu được gió bão, dân xứ Quảng xem là “trái vàng” - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Út - Phó Chủ tịch Hội Nông dân Quảng Nam trao cây giống măng cụt cho người dân xã Tam Dân, huyện Phú Ninh. Ảnh: T.H

Video trao giống măng cụt cho người dân xã Tam Dân

Dự án đã hỗ trợ cho 15 hộ gia đình với 1.350 cây giống măng cụt được trồng trong diện tích 160.000m2, trong đó nhà nước hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ cây giống, vật tư, phân bón trên diện tích 80.000m2, người dân đối ứng công lao động, cây giống, vật tư trên diện tích còn lại.

Cây ăn quả mang tên “Nữ Hoàng” chịu được gió bão, dân xứ Quảng xem là “trái vàng” - Ảnh 3.

Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam đã tổ chức bàn giao 1.350 cây giống măng cụt (còn gọi là cây Nữ Hoàng) cho 15 hộ dân ở xã Tam Dân, huyện Phú Ninh để phát triển kinh tế vườn. Ảnh: T.H

"Đây là mô hình trồng măng cụt điểm đầu tiên ở Quảng Nam được công nghệ vi sinh vào sản xuất nông nghiệp để sản xuất ra sản phẩm nông sản an toàn, có sức cạnh tranh cao trên thị trường. Bên cạnh đó còn phát triển nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, tập trung, bền vững với quy mô lớn, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân ở nông thôn và đảm bảo môi trường, góp phần xây dựng nông thôn mới…", ông Út chia sẻ.

Cây ăn quả mang tên “Nữ Hoàng” chịu được gió bão, dân xứ Quảng xem là “trái vàng” - Ảnh 4.

Nông dân phấn khởi chở cây giống măng cụt được hỗ trợ về nhà. Ảnh: T.H

Cũng theo ông Nguyễn Út, cây ăn quả măng cụt là loại cây có giá trị kinh tế cao, cây măng cụt được mệnh danh là "Nữ Hoàng" và nó là loại trái cây cao cấp, hiện tại đã được trồng tại huyện Tiên Phước (Quảng Nam) hơn 150ha. Hằng năm tổng doanh thu từ loại trái cây này cho thu nhập hàng chục tỷ đồng.

"Cây măng cụt thích nghi tốt với điều kiện thời tiết khí hậu, thổ nhưỡng đất đai ở nhiều địa phương trong địa bàn Quảng Nam nên Quảng Nam đã chọn loại cây măng cụt đưa vào cây trồng chủ lực cho người dân trên địa bàn.

Vì cây măng cụt có nhiều ưu điểm, chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh bất lợi, hạn hán, gió bão, chu kỳ kinh doanh dài trên 100 năm, thời gian thu hoạch lệch vụ so với cây măng cụt trồng ở các địa phương khác, thường được giá, 100.000-150.000 đồng/kg…

Nhận thấy được giá trị kinh tế của loại trái cây cao cấp này, hiện nhân dân ở nhiều huyện đang mở rộng diện tích trồng cây măng cụt trong vườn nhà và mở rộng lên vườn đồi", ông Út cho biết.

Cây ăn quả mang tên “Nữ Hoàng” chịu được gió bão, dân xứ Quảng xem là “trái vàng” - Ảnh 5.

Ngoài được hỗ trợ cây giống ra, người dân còn được hỗ trợ phân bón cho cây măng cụt. Ảnh: T.H

Ông Út nói thêm, lâu nay người dân trồng măng cụt chủ yếu dùng phân chuồng, phân hữu cơ để bón cho cây, nay có thêm loại chế phẩm vi sinh vật này sẽ giúp người dân dễ dàng ủ phân chuồng thành loại phân có chất lượng hơn giúp cây măng cụt phát triển tốt hơn so với chỉ bón một loại phân chuồng chưa được xử lý cụ thể.

Cây ăn quả mang tên “Nữ Hoàng” chịu được gió bão, dân xứ Quảng xem là “trái vàng” - Ảnh 6.

Vườn ươm măng cụt giống ở huyện Tiên Phước, Quảng Nam. Ảnh: T.H

"Hiện nay, người dân địa bàn đang hướng phát triển trồng cây ăn quả theo hướng sạch, không dùng phân, thuốc hóa học mà thay vào đó là hữu cơ, phân vi sinh vật. Không chỉ có cây măng cụt được áp dụng vào các loại phân này, mà người dân đã dùng cho nhiều loại cây ăn quả khác như bưởi, sầu riêng, đảng sâm và nhiều loại cây ăn quả khác…", ông Út chia sẻ.

Măng cụt sẽ trở thành cây chủ lực của Quảng Nam

Ông Nguyễn Thanh Trung (SN 1970, thôn Ngọc Tú, xã Tam Dân) là một trong 15 hộ được hỗ trợ xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm vi sinh vật trong trồng thâm canh cây măng cụt theo hướng an toàn sinh học phấn khởi cho biết, ông đã phát triển kinh tế vườn ăn quả cách đây 3 năm, chủ yếu trồng ổi, sầu riêng và hơn 100 cây măng cụt.

Hiện cây ổi đã cho thu nhập ổn định, còn măng cụt và sầu riêng đang phát triển tốt, nay ông Trung tiếp tục được hỗ trợ thêm 47 cây măng cụt và vật tư, phân bón từ dự án hỗ trợ xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm vi sinh vật trong trồng thâm canh cây măng cụt để phát triển kinh tế vườn.

Cây ăn quả mang tên “Nữ Hoàng” chịu được gió bão, dân xứ Quảng xem là “trái vàng” - Ảnh 7.

Sau khi nhận giống măng cụt về nhà, người dân xử lý đào hố để trồng loại cây có giá trị kinh tế cao này. Ảnh: T.H

"Vườn tôi có tổng diện tích 12.000m2, tôi đã trồng cây ăn quả 3 năm nay, lâu nay tôi trồng cây ăn quả chủ yếu dùng phân chuồng là chính, nhưng từ khi được tập huấn về thâm canh dùng chế phẩm vi sinh trong ủ phân chuồng bón cho cây ăn quả, tôi thấy cây phát triển tốt hơn, lá xanh, cây nhanh đâm chồi.

Đợt hỗ trợ này, gai đình tôi được nhận 47 cây giống măng cụt, phân hữu cơ, vôi và chế phẩm vi sinh để dùng trong trồng cây măng cụt. Hy vọng khi dùng các loại phân hữu cơ này sẽ giúp cây măng cụt phát triển tốt hơn…", ông Trung chia sẻ.

Cây ăn quả mang tên “Nữ Hoàng” chịu được gió bão, dân xứ Quảng xem là “trái vàng” - Ảnh 8.

Lãnh đạo Hội Nông dân Quảng Nam hướng dẫn người dân cách trồng cây măng cụt. Ảnh: T.H

Đang chở xe giống măng cụt hơn 100 cây được hỗ trợ về nhà, ông Thái Văn Thủy (thôn Ngọc Tú, xã Tam Dân) đã bắt tay ngay vào thuê người tiến hành trồng cây ngay trong khu vườn đã được dọn trước đó.

"Trước khi được hỗ trợ giống măng cụt, tôi cùng 14 hộ dân khác đã được tập huấn về kỹ thuật đào hố, ủ phân bằng chế phẩm vi sinh, cách che mát cho cây măng cụt.

Lâu nay, nông dân chúng tôi đa số trồng cây ăn quả chủ yếu áp dụng theo phương pháp bản địa, tự học, tự làm, nhưng nay trước khi trồng cây măng cụt đã được tập huấn trước nên việc trồng cây măng cụt được thuận lợi hơn rất nhiều.

Thay mặt người dân, tôi cảm ơn Ban Quản lý dự án HND tỉnh phối hợp với Văn phòng Phát triển bền vững thuộc Trung tâm Môi trường và Phát triển bền vững, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và các đơn vị có liên quan đã giúp nông dân chúng tôi có được giống cây măng cụt tốt và hỗ trợ phân cho nông dân nhằm phát triển kinh tế vườn, ổn định cuộc sống…", ông Thủy chia sẻ.

Cây ăn quả mang tên “Nữ Hoàng” chịu được gió bão, dân xứ Quảng xem là “trái vàng” - Ảnh 9.

Cây ăn quả mang tên “Nữ Hoàng” chịu được gió bão, dân xứ Quảng xem là “trái vàng” - Ảnh 10.

Cây măng cụt trưởng thành và cho trái ở một vườn cây ăn quả của người dân huyện Tiên Phước, Quảng Nam. Ảnh: L.D

Ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam từng chia sẻ, tỉnh Quảng Nam đã quyết định triển khai trồng thí điểm cây măng cụt nhằm phát triển kinh tế vườn, nâng cao thu nhập cho nhân dân.

"Cây măng cụt là loại cây ăn trái có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế rất cao, có tiềm năng xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc và Mỹ rất lớn. Trên phạm vi cả nước, măng cụt được trồng nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây do tình hình xâm nhập mặn nên diện tích măng cụt ở Miền Nam bị sụt giảm trong khi nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu còn rất lớn nên là cơ hội cho các vùng khác phát triển loại cây này.

Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, cây măng cụt đã được trồng từ lâu tại các huyện trung du của tỉnh như Tiên Phước, Nông Sơn, Hiệp Đức... Thực tế cho thấy cây măng cụt thích nghi tốt với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu ở địa bàn các huyện vùng trung du…", ông Bửu nhấn mạnh.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem