Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Gửi đến Báo, bạn đọc Minhnhut Nguyen cho biết, khi dịch Covid-19 bùng phát cũng là lúc toàn nhân lực ngành Y tế tham gia chống dịch, không kể có chuyên môn hay không chuyên môn, khoa hay phòng chức năng, không phân biệt hưởng phụ cấp bao nhiêu...
Theo bạn đọc này, phòng Kế hoạch Nghiệp vụ - nơi bạn đọc làm việc - biên chế có 8 người nhưng phải tăng cường đi trực khai báo y tế, xét nghiệm, điều trị trong bệnh viện dã chiến, còn lại trong phòng 3 người. Những người ở lại phải gánh công việc của những người đi, do thời điểm này trung tâm y tế vẫn hoạt động 2 chức năng điều trị và dự phòng và thêm bệnh viện dã chiến. 3 người ở lại vừa làm công việc của mình vừa làm công việc những người đi và làm hậu cần cho bệnh viện dã chiến kể cả thứ 7, chủ nhật và ngày nghỉ, ngày lễ.
"Phòng chúng tôi phải cùng theo dõi công tác điều trị trong dã chiến, hỗ trợ việc cấp giấy ra viện trong bệnh viện dã chiến mỗi ngày kể cả thứ 7, chủ nhật để đúng với thời gian quy định. Thời điểm này, chúng tôi tiếp xúc với rất nhiều người thân của bệnh nhân Covid-19 để vận chuyển đồ dùng gửi cho bệnh nhân dã chiến, tiếp tế lương thực, đồ của các nhà hảo tâm gửi cho bệnh viện dã chiến, cùng với nhiều nhiệm vụ chống dịch khác" - bạn đọc Minhnhut Nguyen viết.
Thế nhưng, vẫn theo bạn đọc này, Nghị định 05 không bao quát được hết đối tượng khi cho rằng, khối hành chính chỉ là gián tiếp làm nhiệm vụ. Bạn đọc chỉ ra, từ "gián tiếp" chỉ đúng với khi bình thường, còn vào thời điểm dịch thì ai cũng phải trực tiếp mới chống dịch được.
"Thà rằng sau dịch không có Nghị định 05 thì có lẽ khối hành chính chúng tôi sẽ không bức xúc vì sẽ không ai được hưởng. Còn tất cả cùng chống dịch mà có 1 số không được hưởng (khối hành chính và dân số) thì đây là điều bất cập cần sửa đổi bổ sung. Trong niềm hân hoan của viên chức có phụ cấp trên 40% là những nỗi niềm, trăn trở, suy tư, kể cả những giọt nước mắt buồn tủi, bức xúc, đau lòng của những người không được hưởng" - bạn đọc này bày tỏ.
Không chỉ viên chức y tế hành chính, nhân viên y tế hợp đồng cũng bị bỏ rơi. Bạn đọc Hân Huỳnh cho hay, mình là nhân viên hợp đồng tuyến trạm. Từ khi có ca Covid-19 đầu tiên, bạn đọc này đã tham gia chống dịch. Từ khi thành lập chốt kiểm dịch đến phục vụ khu cách ly tập trung, rồi đến lúc bùng dịch, bản thân bạn đọc này đi lấy mẫu, truy vết rồi đưa bệnh nhân đi cách ly.
"Nghị định 05 ban hành, trạm tôi có 11 người thì 10 người được hưởng phụ cấp, còn tôi thì không. Tôi mong Bộ Y tế rà soát và xem xét lại để những người là nhân viên y tế hợp đồng như chúng tôi được công nhận, được hưởng phụ cấp ưu đãi như những đồng nghiệp khác" - bạn đọc Hân Huỳnh bày tỏ.
Cùng chung suy nghĩ, bạn đọc namtrungnguyen cảm thán, nhân viên y tế hợp đồng quá thiệt thòi, lương thấp; lúc có dịch Covid-19 thì phải làm việc vất vả, thậm chí còn tăng công việc gấp 3 lần, nhưng sau đó lại không được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề như các đối tượng khác…
Vui lòng nhập nội dung bình luận.